Hotline 0972 882 886 098 777 9682
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại Yên Phát
VPGD TP Hà Nội: Tầng 5, Tòa A14, ngõ 3/10 đường Liên Cơ, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
VPGD TP HCM: Số 4-1, kênh 19/5, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

TP.Hà Nội: 0967 998 982 - 098 777 9682
TP.HCM: 0985 6263 07 - 0989 937 282

Tin tức
Tin tức liên quan

Từ ghép là gì? Các loại từ ghép? Cho ví dụ

Từ ghép là một khái niệm quen thuộc trong ngữ pháp tiếng Việt, được sử dụng rộng rãi trong cả văn nói và văn viết. Vậy từ ghép là gì

Từ ghép là một khái niệm quen thuộc trong ngữ pháp tiếng Việt, được sử dụng rộng rãi trong cả văn nói và văn viết. Vậy từ ghép là gì, trong bài viết sau đây hãy cùng nhau đi tìm hiểu về khái niệm từ ghép, các loại từ ghép và các ví dụ cụ thể về từ ghép.

Khái niệm từ ghép

Từ ghép là gì? Từ ghép là sự kết hợp giữa hai từ đơn trở lên, để tạo thành một từ mới có nghĩa khác biệt. Đặc biệt, những từ hay tiếng được ghép phải đảm bảo có mối quan hệ với nhau về nghĩa.

Từ ghép là sự kết hợp giữa hai từ đơn trở lên tạo thành một từ mới có nghĩa khác biệt

Từ ghép là sự kết hợp giữa hai từ đơn trở lên tạo thành một từ mới có nghĩa khác biệt

 

Từ ghép là gì cho ví dụ:

Bông hoa => Cả hoa và bông đều có nghĩa chỉ loài thực vật có màu sắc đẹp.

Quần áo => Từ quần và áo đều có nghĩa chỉ trang phục.

Ông bà => Cả hai từ ông và đều có nghĩa là người thân trong gia đình.

Công dụng của từ ghép là gì?

Từ ghép là thành phần không thể thiếu trong cấu trúc câu. Từ ghép có công dụng giúp người sử dụng dễ dàng biểu đạt các ý kiến của mình.

Từ ghép cũng chính là một công cụ quan trọng để xác định nghĩa của các từ trong cả văn nói và văn viết một cách chính xác, khiến câu văn trở nên logic hơn về cả yếu tố nội dung lẫn hình thức.

Cách nhận biết từ ghép

Cách nhận biết từ ghép

Các loại từ ghép

Căn cứ vào mối quan hệ giữa các tiếng trong từ ghép và về mặt ngữ pháp mà người ta phân từ ghép thành 2 nhóm lớn: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Sau đây chúng ta cùng đi vào tìm hiểu rõ hơn bản chất của từng loại từ ghép trong tiếng Việt.  

Từ ghép chính phụ

Từ ghép chính phụ là sự kết hợp giữa 2 yếu tố: yếu tố chính và yếu tố phụ trong một từ. Trong đó yếu tố chính có giữ vai trò chỉ loại sự vật lớn hơn, đặc trưng hơn, bao quát hơn, còn yếu tố phụ thường để cụ thể hóa sự vật, loại đặc trưng của yếu tố. 

Ví dụ từ ghép chính phụ: ta phân tích từ ghép “hoa lan”

+ Hoa: chỉ tổng thể tất cả các loài hoa trên trái đất

+ Lan: chỉ cụ thể đặc trưng về giống hoa thì gọi là hoa lan. Phân biệt với hoa hồng, hoa mai, hoa sen,… 

Phân loại từ ghép

Phân loại từ ghép

Từ ghép đẳng lập

Từ ghép đẳng lập là loại từ ghép có hai từ cấu tạo thành có quan hệ bình đẳng. Từ ghép đẳng lập có ý nghĩa rộng hơn so với nghĩa từ ghép chính phụ.

Nghĩa của từ ghép đẳng lập sẽ mang ý nghĩa tổng hợp, ý nghĩa chỉ loại sự vật và đặc trưng chung. 

Ví dụ về từ ghép đẳng lập: đường sá, sông suối, bếp núc, nhà cửa, ao hồ, làng mạc, giày dép, bút thước, đất nước…  

Để dễ hiểu, bạn có thể nhìn vào bảng sau để phân biệt từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ:

Điểm phân biệt

Từ ghép đẳng lập

Từ ghép chính phụ

Về quan hệ âm tiết

Mối quan hệ giữa các giữa các âm tiết trong một từ là như nhau (không phân biệt âm tiết nào là âm tiết chính và âm tiết nào là âm tiết phụ)

Mối quan hệ giữa các âm tiết là không đồng đều (có âm tiết chính và âm tiết phụ)

Về ngữ nghĩa

Hợp nghĩa (tức là nghĩa của từ ghép đẳng lập sẽ khái quát hơn so với nghĩa của các âm tiết cấu tạo nên từ ghép đẳng lập)

Ví dụ: "thầy cô" là từ ghép đẳng lập. Nghĩa của từ "thầy cô" sẽ khái quát hơn so với nghĩa của các âm tiết "thầy" và "cô"

Phân nghĩa (tức là nghĩa của cả từ ghép chính phụ sẽ hẹp hơn so với nghĩa của âm tiết chính)

Ví dụ: "Tàu thủy" là một từ ghép chính phụ, trong đó âm tiết chính là "tàu". Nghĩa của từ tàu thủy hẹp hơn nghĩa của âm tiết "tàu".

Từ ghép là một khái niệm quan trọng trong ngữ pháp tiếng Việt, giúp tăng tính phong phú và sáng tạo trong văn nói và văn viết. Tuy nhiên, để sử dụng từ ghép một cách hiệu quả nhất, chúng ta cần biết cách phối hợp các từ có trong câu để tạo nên một nội dung mạch lạc và chuẩn xác. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm từ ghép và các loại từ ghép trong tiếng Việt.


Tin tức liên quan

Sản phẩm đã xem

Sản phẩm được mua nhiều nhất