Thủy ngân là gì? Thuỷ ngân có độc không?
Như nhiều người đã biết thì thủy ngân là một kim loại độc và nhiễm độc thủy ngân sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, thậm chí có thể tử vong trong vòng 24 - 36 giờ. Vậy thủy ngân là gì? Thủy ngân có độc không? Nhiễm độc thủy ngân sẽ có những dấu hiệu như thế nào? Tất cả sẽ được maynenkhi-kobelco.vn giải đáp qua nội dung bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chi tiết về thủy ngân
Thủy ngân là gì?
Thủy ngân là một nguyên tố hóa học thuộc nhóm kim loại, có ký hiệu Hg và số nguyên tử 80.
Thủy ngân là chất rắn hay lỏng? Thủy ngân tồn tại ở thể lỏng.
Thủy ngân là gì?
Thủy ngân trong môi trường tự nhiên có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nguyên tố kim loại, dạng vô cơ (đây là dạng gây hại cho những người làm trong các ngành nghề có nguy cơ tiếp xúc với chất độc hại như là công nhân trong nhà máy hóa chất) và dạng hữu cơ (ví dụ như methylmercury, đây là chất mà mọi người có thể thường xuyên tiếp xúc thông qua việc ăn uống).
Với những dạng khác nhau, thủy ngân sẽ có mức độc tính và tác động xấu đối với sức khỏe con người cũng khác nhau.
Thủy ngân có ở đâu?
Thủy ngân thường được tìm thấy trong tự nhiên bên trong lớp vỏ trái đất. Thủy ngân được giải phóng ra môi trường từ hoạt động phun trào của núi lửa, phong hóa đất đá và tác động từ con người.
Trong đó, hoạt động sản xuất của con người là nguyên nhân chính khiến cho thủy ngân giải phóng ra môi trường, đặc biệt là từ các nhà máy nhiệt điện, lò than, đốt than dân dụng để sưởi ấm hay nấu ăn, trung tâm công nghiệp, lò đốt rác, đốt chất thải, hậu quả đến từ việc khai thác thủy ngân, vàng và một số kim loại khác.
Ở trong môi trường tự nhiên, thủy ngân có thể bị vi khuẩn tác động, chuyển thành dạng methylmercury. Chất Methylmercury gây ra hiện tượng tích lũy sinh học trong cơ thể cá và các động vật giáp xác (tích lũy sinh học sẽ xảy ra khi sinh vật sống có chứa một chất nào đó với nồng độ cao hơn so với môi trường xung quanh).
Methylmercury cũng sẽ gây ra sự tích lũy chất độc trong chuỗi thức ăn. Ví dụ, các loài cá săn mồi lớn thường có hàm lượng thủy ngân cao do chúng ăn phải nhiều loại cá nhỏ hơn đã nhiễm độc thủy ngân.
Thủy ngân có ở đâu? Thủy ngân gây ra sự tích lũy chất độc trong chuỗi thức ăn
Con người có thể vô tình tiếp xúc với thủy ngân, nhiễm độc thủy ngân dưới bất kỳ hình thức nào trong nhiều trường hợp khác nhau. Tuy nhiên phơi nhiễm thủy ngân ở con người chủ yếu xảy ra thông qua việc ăn phải cá và sinh vật giáp xác bị nhiễm methylmercury.
Ngoài ra, công nhân làm việc trong các nhà máy công nghiệp cũng có thể hít phải thủy ngân, đây được coi như một tai nạn nghề nghiệp. Đặc biệt việc nấu nướng và chế biến thức ăn không giúp loại bỏ được thủy ngân trong thực phẩm.
Những thông tin cần lưu ý về thủy ngân
+ Thủy ngân (hay Mercury) là một nguyên tố kim loại, xuất hiện trong tự nhiên, có thể tìm thấy trong không khí, nước và đất.
+ Tiếp xúc với thủy ngân dù chỉ là một lượng nhỏ cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đây là mối đe dọa đối với sự phát triển của thai nhi và giai đoạn đầu đời của trẻ nhỏ.
+ Nhiễm độc thủy ngân gây hại nghiêm trọng đến hệ thần kinh, tiêu hóa, miễn dịch, ảnh hưởng tới phổi, thận, da hay mắt.
+ Thủy ngân đã được WHO liệt kê là một trong mười hóa chất hoặc nhóm hóa chất thuộc danh sách những chất ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức khỏe cộng đồng.
+ Con người chúng ta chủ yếu tiếp xúc với thủy ngân dưới dạng methyl của nó (chính là Methylmercury). Đây là một hợp chất hữu cơ có thể tìm thấy trong một số loài cá và động vật giáp xác.
+ Một dạng khác nữa của thủy ngân là ethylmercury. Ethylmercury được sử dụng làm chất bảo quản của một số loại vắc-xin và không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Thuỷ ngân là chất rắn hay lỏng?
Ứng dụng của thủy ngân trong các lĩnh vực đời sống
+ Thủy ngân được ứng dụng chủ yếu trong công nghiệp sản xuất hóa chất, kỹ thuật điện và điện tử.
+ Thủy ngân có trong một số loại nhiệt kế, phong vũ kế thủy ngân, bơm khuếch tán, tích điện kế thủy ngân và nhiều thiết bị phòng thí nghiệm khác.
+ Thủy ngân cũng chứa trong máy đo huyết áp, tuy nhiên đã bị cấm ở một số nước.
+ Thiomersal một dạng của thủy ngân được sử dụng như một loại chất khử trùng trong vacxin và mực xăm.
+ Được dùng để làm kín các chi tiết chuyển động của máy khuấy trong kỹ thuật hóa học.
+ Thủy ngân dùng trong các điện cực của một số dạng thiết bị điện tử, pin, là chất xúc tác, thành phần của thuốc diệt cỏ (tuy nhiên đã bị cho ngừng sử dụng vào năm 1995), thuốc trừ sâu, các hỗn hống nha khoa, pha chế thuốc,...
+ Điểm đóng băng của thủy ngân (-38,83 °C) được sử dụng như là nhiệt độ tiêu chuẩn cho thang đo nhiệt độ quốc tế.
+ Hơi thủy ngân cũng được dùng trong các loại đèn hơi thủy ngân và một số loại đèn huỳnh quang cho các mục đích quảng cáo. Màu sắc của loại đèn này phụ thuộc vào loại khí được nạp vào bóng.
+ Thủy ngân được ứng dụng để tách vàng và bạc trong các quặng sa khoáng.
+ Thuỷ ngân được sử dụng để chuyển mạch điện. Trong công nghiệp sản xuất natri hydroxide và clo, người ta sẽ sử dụng phương pháp điện phân với cathode thủy ngân.
Thuỷ ngân có độc không? Thủy ngân có tác hại gì?
Thuỷ ngân có độc không? Thủy ngân là một chất vô cùng độc, gây độc chủ yếu ở hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Hít phải hơi thủy ngân sẽ gây hại cho hệ thần kinh, tiêu hóa và miễn dịch, độc phổi và thận, nguy cơ cao dẫn đến tử vong. Dạng muối vô cơ của thủy ngân sẽ gây ăn mòn da, mắt, đường tiêu hóa và thận.
Thuỷ ngân có độc không?
Nhiễm độc thủy ngân sau khi nạn nhân hít, ăn phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với da các dạng khác nhau của thủy ngân sẽ gây rối loạn thần kinh và sự xáo trộn về hành vi xảy ra. Tuy nhiên, thủy ngân độc hại ở mức nào còn tùy vào những yếu tố khác nhau khi tiếp xúc.
Các triệu chứng thường gặp khi nhiễm độc thủy ngân bao gồm run, mất ngủ, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến thần kinh cơ, đau nhức đầu và rối loạn chức năng nhận thức và vận động. Những biểu hiện nhẹ, dấu hiệu cận lâm sàng do nhiễm độc thủy ngân có thể xuất hiện ngay đối với những công nhân tiếp xúc với nồng độ thủy ngân trong không khí từ 20 μg/m3 trở lên trong thời gian vài năm. Tác động có hại trên thận của thủy ngân cũng đã được báo cáo, bao gồm tăng protein trong nước tiểu và suy thận.
Xem thêm:
=>>> Phèn chua là gì? Phèn chua có những tác dụng gì?
=>>> Thạch cao sống là gì? Công thức hoá học và ứng dụng của thạch cao
Tiếp xúc với thủy ngân có độc không?
Tất cả chúng ta đều có nguy cơ thụ động tiếp xúc với thủy ngân. Hầu hết mọi người đều đã tiếp xúc với thủy ngân ở nồng độ thấp và không đáng kể, các độc tính xuất hiện thường là do tiếp xúc trong một thời gian dài liên tục.
Tuy nhiên, một số trường hợp tiếp xúc với thủy ngân ở nồng độ cao, còn gọi là phơi nhiễm thủy ngân cấp tính (xảy ra chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, thường là dưới một ngày)cũng sẽ bị nhiễm độc thủy ngân. Ví dụ về hiện tượng phơi nhiễm cấp tính thủy ngân là khi xảy ra tai nạn nghề nghiệp, làm vỡ bóng đèn, cháy kho xưởng sản xuất.
Nồng độ thủy ngân cho phép là là 0,1mg/m3.
Các yếu tố để xác định việc tiếp xúc với thủy ngân có độc không, bao gồm:
+ Loại thủy ngân;
+ Liều lượng hoặc nồng độ thủy ngân tiếp xúc;
+ Độ tuổi hoặc giai đoạn phát triển của nạn nhân (thai nhi, trẻ hít phải thủy ngân là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất);
+ Thời gian tiếp xúc;
+ Con đường tiếp xúc (như hít phải, uống hoặc tiếp xúc trực tiếp với da).
Nói chung, thủy ngân có độc không tùy thuộc vào những yếu tố nguy cơ được kể trên. Tuy nhiên ta có 2 nhóm đối tượng rất nhạy cảm với tác động của thủy ngân chính là thai nhi và người phơi nhiễm mãn tính.
+ Thai nhi là đối tượng đầu tiên dễ bị ảnh hưởng nhất bởi thủy ngân. Phơi nhiễm cấp tính methylmercury trong thai kỳ có thể là hậu quả đến từ việc ăn cá và động vật giáp xác của người mẹ. Nhiễm độc thủy ngân cấp tính sẽ gây ảnh hưởng xấu đến não bộ và hệ thần kinh đang phát triển của em bé.
Ảnh hưởng sức khỏe chủ yếu của methylmercury ( thủy ngân) đối với thai nhi là làm suy giảm sự phát triển hệ thần kinh. Cụ thể là ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng tư duy, khả năng nhận thức, trí nhớ, suy giảm sự chú ý, khả năng ngôn ngữ, các kỹ năng khác liên quan đến không gian và thị giác của trẻ.
+ Nhóm nạn nhân thứ hai là những người thường xuyên phải tiếp xúc (phơi nhiễm mãn tính) với thủy ngân trong thời gian dài (như là những người sinh sống dựa vào nghề đánh bắt cá, những công nhân làm trong các nhà máy hay các hộ dân cư xung quanh khu công nghiệp, gần khu vực xả thải công nghiệp).
Công dụng của nhiệt kế thủy ngân
Nhiệt kế thủy ngân là gì?
Nhiệt kế thủy ngân là gì? Nhiệt kế thủy ngân là một loại nhiệt kế đã được phát minh bởi nhà vật lý học Daniel Gabriel Fahrenheit tại Amsterdam vào năm 1714, được sử dụng để đo nhiệt độ cơ thể, đo nhiệt độ nước, không khí và các loại dung dịch,...
Cấu tạo nhiệt kế thuỷ ngân:
Nhiệt kế thủy ngân cấu tạo bao gồm 3 phần là:
+ Phần cảm nhận nhiệt độ: Chính là bầu đựng thủy ngân, có tác dụng nhận nhiệt từ môi trường cần đo và dưới tác động giãn nở của vật chất (cụ thể ở đây là chất thủy ngân), tùy mức nhiệt độ mà sự giãn nở của thủy ngân là khác nhau, theo đó mà đo được nhiệt độ môi trường.
+ Ống mao dẫn: Là cột dẫn thủy ngân giãn nở khi tiếp xúc với môi trường cần đo, từ đó đo được nhiệt độ của môi trường.
+ Phần hiển thị kết quả: Chính là các vạch số, dựa theo nguyên tắc giãn nở của thủy ngân mà ở từng độ cao của ống mao dẫn người ta vạch ra những mức nhiệt độ tương ứng.
Nguyên lý hoạt động:
Nhiệt kế thủy ngân hoạt động dựa trên nguyên lý giãn nở của thuỷ ngân theo nhiệt độ: Nhiệt độ sẽ thay đổi làm cho cột độ chạy để mở rộng hoặc là kéo tụt thủy ngân trong ống. Hoạt động này ngay lập tức giúp hiển thị số liệu xác nhận mức hiệu chuẩn của thang đo nhiệt độ.
Nhiệt kế thủy ngân bị vỡ phải sao?
Công dụng của nhiệt kế thủy ngân
Nhiệt kế thủy ngân được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống thực tế, với việc được sử dụng đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau:
+ Trong y học: Nhiệt kế thủy ngân được sử dụng để có thể đo thân nhiệt của người bệnh, giúp các bác sĩ có thể nắm bắt, theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh để đưa ra các phương thức chữa bệnh chính xác.
+ Trong công nghiệp: Nhiệt kế thủy ngân được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực sản xuất như để kiểm soát nhiệt độ lò hơi, chất lỏng, khí…để quá trình sản xuất được diễn ra một cách chính xác hơn.
+ Trong ẩm thực: Nhiệt kế thủy ngân được sử dụng trong việc kiểm soát nhiệt độ nấu ăn để các đồ ăn đạt được độ thơm ngon nhất có thể. Hoặc nhiệt kế thủy ngân với chất dãn nở là rượu cũng thường được dùng để đo độ cồn trong rượu,…
Nhìn chung, ứng dụng trong thực tế của nhiệt kế thủy ngân rất là đa dạng và được nhiều người sử dụng vì độ chính xác cao khi đo.
Nhiệt kế thủy ngân bị vỡ phải làm sao?
Nhiệt kế thủy ngân là vật dụng không thể thiếu trong nhiều gia đình, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, chính vì vậy việc nhiệt kế thủy ngân bị vỡ là điều khó tránh khỏi. Vậy phải làm sao khi không may chúng ta làm vỡ chúng?
Thủy ngân là một loại kim loại màu trắng bạc, ở thể lỏng, không tan được trong nước và có thể bốc hơi tương đối dễ ở nhiệt độ phòng. Thủy ngân rất độc, khi tiếp xúc với cơ thể người có thể gây ra nhiễm độc. Do đó, chúng ta cần tránh làm vỡ nhiệt kế thủy ngân vì chúng có thể bay hơi và dễ hít phải.
Nếu không may hít phải thủy ngân có thể gây ra bệnh phổi nặng cấp tính, khiến nạn nhân bị ho, gây khó thở, đau tức ngực và gây nguy hiểm cho tính mạng. Ngoài ra, nó còn gây mất trí nhớ, viêm miệng, co giật, nôn trớ và viêm ruột. Nếu hít phải lượng nhiều cộng với sức khỏe không tốt có thể gây ra ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí là dẫn đến tử vong.
Những tác động bất lợi của thủy ngân đối với sức khỏe con người hiện nay đã trở thành mối quan tâm lớn của chính phủ các nước. Các quốc gia đã và đang nỗ lực thực hiện hàng loạt các hành động khác nhau nhằm mục đích xử lý lượng thủy ngân thải ra không khí, hạn chế tối đa việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần thủy ngân, nghiêm cấm khai thác thủy ngân.
- Bột năng là gì? Công dụng và cách dùng chuẩn xác nhất 12-07-2022, 8:57 am
- Đường thốt nốt là gì? Ăn đường thốt nốt có tốt không? 01-07-2022, 2:23 pm
- Mì chính là gì? Mì chính làm từ gì? 20-06-2022, 8:33 am
- Phèn chua là gì? Phèn chua có những tác dụng gì? 15-06-2022, 9:24 am
- Mật mía là gì? Có tác dụng gì? mật mía nấu món gì ngon 06-06-2022, 9:25 am
- Nguyên nhân nào khiến tủ lạnh kêu to và cách sửa chữa 16-05-2022, 9:51 am
- Tại sao tủ lạnh bị chảy nước và cách khắc phục? 09-05-2022, 9:11 am
- Thạch cao sống là gì? Công thức hoá học và ứng dụng của thạch cao 04-05-2022, 1:55 pm
- Bảng mã lỗi máy giặt Panasonic: U12, U11, H01,H12, H02...& cách xử lý 25-04-2022, 9:13 am
- Cách sửa mã lỗi máy giặt Electrolux E10, E40, E90, E20, E41,... 18-04-2022, 8:50 am