Hotline 0972 882 886 098 777 9682
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại Yên Phát
VPGD TP Hà Nội: Tầng 5, Tòa A14, ngõ 3/10 đường Liên Cơ, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
VPGD TP HCM: Số 4-1, kênh 19/5, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

TP.Hà Nội: 0967 998 982 - 098 777 9682
TP.HCM: 0985 6263 07 - 0989 937 282

Tin tức
Tin tức tổng hợp

Mật mía là gì? Có tác dụng gì? mật mía nấu món gì ngon

Mật mía là gì? Từ lâu, bên cạnh đường hay các chất tạo ngọt khác, nhiều gia đình Việt Nam còn lựa chọn mật mía để nêm nếm. Song ngoài vị ngọt sánh, thơm lừng, bạn có biết mật mía có tác dụng gì với sức khỏe không? Hãy cùng maynenkhi-kobelco.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu chung về mật mía 

Mật mía là gì?

Mật mía là một loại chất lỏng được chiết suất từ nước mía sau khi trải qua quá trình chưng cất, còn được gọi là kéo tre hoặc kéo mật. Trạng thái của mật mía khá giống với mật ong, vì có dạng siro, màu vàng óng ánh và vị ngọt thanh đặc trưng. Mật mía tiếng Anh là gì? Mật mía trong tiếng anh được gọi là Molasses.

Sản xuất mật mía là một trong những nghề truyền thống lâu đời tại nhiều vùng nông thôn Việt Nam, phổ biến nhất là khu vực trung du phía Bắc cho đến các tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa, cũng trở thành đặc sản của vùng đất nơi đây.

Mật mía là gì?

Mật mía là gì?

Bên cạnh được dùng để chế biến các món ăn hằng ngày như làm bánh, nấu kẹo, nấu chè,… mật mía còn được sử dụng thay thế cho đường tinh luyện. Đây không chỉ là một loại đường có vị ngọt thanh giúp cho món ăn trở nên ngon, hấp dẫn hơn, mà mật mía còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta.

Theo Đông y, từ bao đời nay mật mía đã được cho rằng có một số tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp và hệ tiêu hóa.

Thành phần dinh dưỡng của mật mía là gì?

Không giống như đường tinh luyện, mật mía chứa một số vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.

Một muỗng canh 20g mật mía có chứa các lượng giá trị hàng ngày cụ thể như:

+  Manga: 13%

+  Magiê: 12%

+  Đồng: 11%

+  Vitamin B-6: 8%

+  Selen: 6%

+  Kali: 6%

+  Sắt: 5%

+  Canxi: 3%

Mật mía bao nhiêu calo? Uống mật mía có béo không? Trung bình một muỗng canh sẽ chứa khoảng 58 Calo và tất cả đều đến từ carbs – chủ yếu là đường.

Ngoài việc chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, mật rỉ đường rất cao. Nếu như dư thừa, đường có thể gây hại cho sức khỏe. Lượng đường dư thừa là nguyên nhân đưa đến một số vấn đề sức khỏe lớn nhất thế giới. Vấn đề bao gồm như tình trạng béo phì, tiểu đường và bệnh tim

Các nhà dinh dưỡng học khuyến cáo mọi người không nên bắt đầu ăn quá nhiều mật mía để bổ sung các chất dinh dưỡng vì hàm lượng đường của nó rất cao. Cách tốt nhất để có được những chất dinh dưỡng này là ăn những thực phẩm toàn phần.

Mật mía có tác dụng gì?

Mật mía có tác dụng gì?

Mật mía có tác dụng gì?

Tăng cường sức khỏe xương

Mật đường là một nguồn cung cấp sắt, selen và đồng phong phú. Các chất này đều giúp duy trì xương khớp khỏe mạnh. Xi-rô mật mía cũng chứa một số canxi, đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương và ngăn ngừa bệnh loãng xương.

Tuy nhiên, có rất nhiều các nguồn thực phẩm lành mạnh khác cũng chứa các khoáng chất này. Chúng bao gồm các loại hạt và các sản phẩm từ sữa. Vì thế không nên chọn mật mía làm nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng này.

Mật mía giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Mật đường là một nguồn cung cấp kali vô cùng dồi dào, giúp thúc đẩy huyết áp ổn định và giúp duy trì sức khỏe tim mạch.

Mặc dù các nhà nghiên cứu chưa chỉ ra được tác động của mật mía đối với tim ở con người. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng việc bổ sung mật mía vào chế độ ăn uống có thể giúp tăng mức độ lipoprotein mật độ cao (HDL) hay là cholesterol“tốt”.

Mức độ lành mạnh của HDL cholesterol có thể giúp chống lại bệnh tim mạch và đột quỵ. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy mật đường có lợi ích tương tự đối với sức khỏe con người.

Mật mía có tác dụng kiểm soát đường huyết

Những người cần kiểm soát lượng đường trong máu nên hạn chế ăn tất cả các dạng đường kể cả mật mía. Điều đó cho thấy, mật mía có thể giúp ổn định lượng đường trong máu ở người lớn khỏe mạnh theo chế độ ăn có nhiều carb.

Một nghiên cứu đã cho thấy rằng ăn mật mía cùng với các loại thực phẩm có chứa carbs khác dẫn đến lượng đường trong máu và mức insulin thấp hơn so với việc chỉ ăn các loại thực phẩm riêng biệt.

Mật mía giúp kiểm soát đường huyết, chống lão hóa

Mật mía giúp kiểm soát đường huyết, chống lão hóa 

Điều đó cho thấy rằng, mật đường có chỉ số đường huyết tương tự như đường tinh luyện, mà lại lành mạnh hơn đường tinh luyện. Chỉ số đường huyết đo lường mức độ nhanh chóng của các loại thực phẩm cụ thể sẽ làm tăng lượng đường trong máu.

Những người mắc bệnh tiểu đường có thể được hưởng lợi từ việc sử dụng chất làm ngọt ít calo này thay thế cho đường tinh luyện.

Mật mía có chứa chất chống oxy hóa

Theo các nghiên cứu, mật mía đen có chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn mật ong hay các chất làm ngọt tự nhiên khác, bao gồm cả xi-rô cây phong và mật hoa cây thùa. 

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những chất chống oxy hóa có trong mật mía có thể giúp bảo vệ các tế bào khỏi stress liên quan đến ung thư và các bệnh khác.

Nhìn chung, mật đường có chứa một số chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, mật mía cũng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn các chất làm ngọt thông thường khác.

Mật mía dùng để làm gì? Mật mía nấu món gì?

Sở hữu nhiều đặc tính, tác dụng không thua gì mật ong nên mật mía được sử dụng phổ biến để chế biến món ăn và làm nước sốt chấm bánh. Mật mía làm món gì, cụ thể như sau:

– Ở miền Bắc, người dân thường sử dụng mật mía trong một số loại bánh như bánh trùng (là một loại biến thể của bánh Gio tại Vĩnh Phúc), bánh giò, bánh chay,… và sủi dìn.

Ngoài ra, người dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh còn dùng mật mía trong các món kho (như là thịt kho, cá kho), món ngọt (như là bánh khảo, bánh ngào, chè hạt sen,…) và nước chấm cho món xôi, sắn luộc,…

Mật mía ăn cùng bánh Gio

Mật mía ăn cùng bánh Gio 

– Ở miền Trung, mật mía thường được sử dụng trong món bánh chưng, bánh gai và chè lam.

– Ở miền Nam, người dân dùng mật mía thay cho đường hay mật ong khi chế biến các món ăn hàng ngày.

Cá kho mật mía

Cá kho mật mía- cách sử dụng mật mía trong nấu ăn

Cách làm mật mía tại nhà

Quy trình làm mật mía phải trải qua 3 công đoạn chính, nhìn chung là không quá phức tạp:

Giai đoạn 1: Ép mía lấy

Sau khi thu hoạch mía, người ta đem bỏ lá, dóc vỏ và ép lấy nước. Trước đây, người dân thường tận dụng sức khỏe trâu bò để vắt lấy nước mía.

Tuy nhiên, ngày nay người dân đã áp dụng khoa học, sử dụng máy móc để rút ngắn thời gian và năng suất lấy nước mía cũng cao hơn nhiều lần.

Ép nước mía làm mật

Ép nước mía làm mật

Giai đoạn 2: Chưng cất nước mía

Thời gian chưng cất nước mía thường diễn ra từ 10 - 12 tiếng bằng cách đun nước mía ép được trong một cái chảo gang lớn trên ngọn lửa nhỏ.

Tùy theo bí quyết riêng, mà người làm có thể định lượng nước mía khác nhau và vớt bọt mật liên tục trong quá trình chưng cất để có thể thu được mật mía có màu sắc đẹp mắt, thơm ngon.

Khó nhất chính là việc điều chỉnh lửa sao cho đúng, cũng là việc quan trọng quyết định mật mía có đạt chất lượng tốt hay không.

Chưng cất nước mía làm mật

Chưng cất nước mía làm mật

Giai đoạn 3: Lóng mật mía

Đây là công đoạn giúp mật mía có được độ trong và loại bỏ bớt cặn bã. Theo bí quyết của người dân Hòn Rô đã chia sẻ thì người dân ở đây sẽ dùng vải (một loại vải mà lính Mỹ thường hay dùng để thả pháo sáng xuống trong đêm thời kỳ chống Mỹ) để tiến hành lóng mật.

Nói một cách khác, việc chọn vải lọc để lóng mật cũng rất quan trọng vì sẽ giúp loại bỏ được chất cặn của mật mía sau khi đã chưng cất.

Lóng mật mía

Lóng mật mía

Một số điều cần phải lưu ý khi sử dụng mật mía

Mật mía có tốt không? Mật mía kỵ với gì? 

+  Mật ong cũng như mật mía đều rất kỵ tỏi, ăn mật mía với tỏi cùng một lúc có thể gây ra chết người vì ngộ độc. 

+  Ăn thịt cá diếc nấu cùng với mật mía hoặc sau ăn thì chấm mật mía món khác dễ bị ngộ độc. Cách giải độc hiệu quả là với thuốc sắc từ cam thảo, đậu đen.

+  Tim dê nấu với măng, đường mật mía là các loại thực phẩm kỵ nhau

+  Thịt cua nấu cùng mật mía ăn rất nguy hiểm, cách giải là uống địa tương thủy.

Mật mía bị sủi bọt phải làm sao?

Mật mía bị sủi bọt phải làm sao? Mật mía sau khi làm để tầm 3 -4 tháng nhất là trong thời tiết nắng nóng sẽ có hiện tượng bị sủi bọt, lên khí ga và có mùi chua nhẹ. Đây không phải mật mía bị hỏng mà là hiện tượng hết sức bình thường của mật mía khi nhiệt độ môi trường tăng cao.

Vậy phải làm sao để xử lý vấn đề này? Cách xử lý mật mía bị sủi bọt rất đơn giản bạn chỉ cần: Đun sôi lại mật sau đó để nguội rồi vớt bọt thì mật mía để cả năm cũng không hỏng. Bạn nên nhớ rằng mật mía nấu lại nhiều lần càng cô đặc sẽ càng ngon.

Cách đun mật mía:

Lúc đun mật mía rất dễ trào ra ngoài khi sôi, bạn nên đổ mật vào 1/2 nồi, đun nhỏ lửa, vừa đun vừa khuấy đều theo 1 chiều, để tránh mật trào.

Mật mía được dùng để chế biến nhiều món chè

Mật mía được dùng để chế biến nhiều món chè

Mật mía bị đóng đường phải làm sao?

Ngoài hiện tượng mật bị sủi bọt thì mật để lâu ngày cũng sẽ bị đóng đường. Lượng mật còn lại chỉ loãng đi một chút chứ không hề bị hỏng bạn nhé. Bạn vẫn có thể dùng đường này để nấu ăn hoặc ngâm chanh đào hay các loại hoa quả khác.

Ở các xưởng nấu mật họ sẽ để mật mía trong các chum vại khoảng 6 tháng sẽ kết tinh thành đường phèn. Đường phèn này sẽ dùng để ngâm chanh đào, chưng yến,…giá thị trường hiện nay rơi vào khoảng 100 đến 170K/1kg.

Các cách bảo quản mật mía

Mặc định khi bạn mua mật mía về nó sẽ còn ở dạng chưa chế biến kỹ nên cần phải trải qua một số giai đoạn thì mới có thể sử dụng được. Ở mỗi giai đoạn bạn cần phải thật cẩn thận và lưu ý làm theo những gì mà chúng tôi đã chỉ ở bên dưới đây, để bảo quản mật mía tốt, nó thật sự không quá khó khăn nhưng bạn phải cố gắng nhớ.

Bảo quản mật mía ở giai đoạn sơ chế

Đun sôi mật mía trước khi ăn là một công đoạn cực kỳ quan trọng quyết định tới hương vị, chất lượng và thời gian sử dụng của nó. Bạn nên sử dụng các loại nồi lớn có bề dày tốt, trong quá trình dùng lửa nhỏ để đun phải thật chậm và điều chỉnh lượng nhiệt độ vừa phải.

Theo dõi sát sao khuấy liên tục trong quá trình nấu sôi lại mật mía vì mật mía hay bị trào ra giống như nấu cơm vậy, nếu như lớp bọt dinh dưỡng này bị tràn hết ra ngoài thì mật mía ăn sẽ mất đi hương vị thơm.

Cách bảo quản mật mía được lâu mà vẫn ngon

Cách bảo quản mật mía được lâu mà vẫn ngon 

Bảo quản mật mía ở giai đoạn đóng chai

Sau khi đun sôi bạn cần phải để mật mía nguội bớt rồi mới cho vào chai/lọ bảo quản. Chúng tôi khuyến cáo bạn nên sử dụng dụng cụ đựng chứa bằng thủy tinh vì nó không bị biến chất, biến dạng khi gặp  nhiệt độ cao, hơn nữa khả năng tái chế, vệ sinh để sử dụng được cho những lần sau là hoàn toàn có thể.

Kiểm tra kỹ các nút bịt kín của chai lọ, không được để không khí, bụi bẩn hoặc côn trùng có thể xâm nhập vào trong là cách bảo quản mật mía an toàn. Dùng phễu để rót mật mía vào chai lọ, nếu có rơi rớt một vài giọt thì phải lau chùi cho sạch sẽ trước khi đem đi cất giữ.

Bảo quản mật mía ở giai đoạn sử dụng

Ăn tới đâu thì rót ra tới đó, không có chuyện rót ra nhưng ăn không hết xong đổ ngược lại vào chai, làm như thế không tiết kiệm được bao nhiêu mà còn làm hư luôn cả 1 chai mật mía. Nhớ đóng nắp ngay khi rót ra chén/bát xong, không để chai mật mía hở trong thời gian dài vì nó làm mật mía bay hơi.

Như vậy qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về mật mía là gì? Mật mía dùng để làm gì và mật mía có tốt không rồi nhé! Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho bạn.


Tin tức liên quan

Sản phẩm đã xem

Sản phẩm được mua nhiều nhất