Hotline 0972 882 886 098 777 9682
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại Yên Phát
VPGD TP Hà Nội: Tầng 5, Tòa A14, ngõ 3/10 đường Liên Cơ, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
VPGD TP HCM: Số 4-1, kênh 19/5, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

TP.Hà Nội: 0967 998 982 - 098 777 9682
TP.HCM: 0985 6263 07 - 0989 937 282

Tin tức
Tin tức liên quan

Thành ngữ là gì? Tác dụng, các loại và ví dụ minh họa

Thành ngữ gắn liền với đời sống con người Việt Nam từ bao đời nay. Vậy làm sao để hiểu cho đúng thành ngữ là gì, ý nghĩa của thành ngữ là gì? Hãy cùng maynenkhi-kobelco.vn tìm hiểu và ôn lại kiến thức nhé!

Thành ngữ là gì?

Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể xuất phát trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường là thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, hoán dụ,...

Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

Xét về mặt ngữ pháp, thành ngữ chưa thể coi là một câu hoàn chỉnh vì nó không có đủ cấu tạo cơ bản của một câu. 

Tuy thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng một số ít thành ngữ vẫn có thể biến đổi nhất định. Chẳng hạn: thành ngữ đứng núi này trông núi nọ có những biến thể như đứng núi này trông núi khác, đứng núi nọ trông núi kia,...

Ý nghĩa của thành ngữ là gì? Thành ngữ mang ý nghĩa nhất định nhưng phải gắn với các thành tố khác để tạo câu và ý nghĩa cụ thể trong ngữ cảnh nhắc đến. Ví dụ minh họa thành ngữ như sau:

  • Đừng xem mặt mà bắt hình dong: Dùng để phê phán những người luôn chỉ nhìn bề ngoài để đánh giá con người bên trong, đánh giá phiến diện phẩm chất tâm hồn của người khác.
  • Ếch ngồi đáy giếng: Mượn hình ảnh con ếch nằm ở dưới giếng sâu chỉ nhìn được miệng giếng nhỏ hẹp mà tưởng đó là cả bầu trời, nói đến những người hiểu biết nông cạn, không chịu ra ngoài học hỏi, chỉ biết dậm chân tại chỗ.

Các loại thành ngữ 

Thành ngữ có hai cách phân loại đó là dựa trên số lượng thành tố và dựa vào kết cấu ngữ pháp.

– Dựa vào số lượng thành tố, chúng ta có các loại thành ngữ sau:

+) Thành ngữ có kết cấu ba tiếng: Đây là kiểu thành ngữ có hình thức là tổ hợp ba tiếng, là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép. 

Ví dụ minh họa: Ác như hùm, nhanh như chớp, bụng bảo dạ, chết nhăn răng,…

+) Thành ngữ có kết cấu từ hai từ ghép hoặc bốn từ đơn theo kiểu nối tiếp hoặc xen kẽ: Đây chính là kiểu thành ngữ phổ biến nhất của thành ngữ tiếng Việt.

Trong đó, loại thành ngữ này có thể chia ra thành 2 loại thành ngữ nhỏ hơn là: Thành ngữ có láy ghép (ví dụ ăn bớt ăn xén, chúi đầu

chúi mũi, chết mê chết mệt,..) và thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép(ví dụ nhắm mắt xuôi tay, bày mưu tính kế, nhà tranh vách đất, ăn bờ ngủ bụi,…)

+) Thành ngữ có kết cấu năm hoặc sáu tiếng. Ví dụ minh họa: Trẻ không tha già không thương, treo đầu dê bán thịt chó,…

Ngoài ra, còn tồn tại một số kiểu kết cấu thành ngữ có đến bảy, tám, mười tiếng. Đó có thể là hai hay ba mệnh đề liên hợp với nhau tạo thành một thành ngữ dài cố định, ví dụ như là: vén tay áo xô đốt nhà táng giày, vênh váo như bố vợ phải đấm,...

Thành ngữ là gì cho ví dụ minh họa

Thành ngữ là gì cho ví dụ minh họa

– Dựa vào kết cấu ngữ pháp: 

+) Câu có kết cấu chủ ngữ – vị ngữ + trạng ngữ (hoặc tân ngữ). Ví dụ như: Nước đổ đầu vịt, chuột sa chĩnh gạo,…

+) Câu có kết cấu chủ ngữ – vị ngữ,vị ngữ – chủ ngữ: Vườn không nhà trống, mẹ tròn con vuông…

Tác dụng của thành ngữ

Vì thành ngữ mang đậm sắc thái biểu cảm nên rất dễ để bày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với sự vật, hiện tượng được nhắc tới.

Ví dụ: Trong bài thơ “Thương vợ” của nhà thơ Trần Tế Xương sử dụng hàng loạt các thành ngữ:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không!”

Ở đây, Trần Tế Xương đã sử dụng thành ngữ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” để nói đến sự lam lũ, vất vả của người vợ mình. Tấm thân gầy gò “lặn lội”, lam lũ của người vợ chẳng khác nào tấm thân cò cần mẫn lặn lội kiếm ăn trong đêm khuya. Tác dụng của thành ngữ mà Tế Xương đã sử dụng ở đây là thể hiện tình cảm, sự biết ơn, nỗi xót xa trước sự vất vả, nhọc nhằn của người vợ. Từ đó mà ông càng yêu thương người vợ của mình hơn.

Từ láy là gì? Các loại từ láy, bài tập và cho ví dụ

Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

Thành ngữ và tục ngữ rất phổ biến trong tiếng Việt nhưng lại hay nhầm lẫn với nhau và khó phân biệt. Tuy nhiên nếu dựa trên mặt hình thức và nội dung thì chúng ta có thể phân biệt được thành ngữ và tục ngữ.

Trước hết để hình dung rõ, chúng ta cùng nói qua về định nghĩa của tục ngữ. Tục ngữ là một câu có cấu tạo hoàn chỉnh, ngắn gọn, súc tích biểu đạt trọn vẹn ý nghĩa, kinh nghiệm sống được ông cha ta đúc kết từ ngàn đời xưa hoặc mang ý nghĩa phê phán một sự việc hay hiện tượng nào đó.

Cách phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Cách phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Về hình thức, ngữ pháp:

+) Tục ngữ thường là một câu kết cấu hoàn chỉnh (thường sẽ là vế thứ 2 trong một cặp lục bát) thể hiện khả năng phán đoán nào đó.

Ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng hay Có công mài sắt, có ngày nên kim

+) Thành ngữ lại là cụm từ cố định, kết cấu không hoàn chỉnh và là một thành phần trong câu.

Ví dụ: Bách chiến bách thắng, có mới nới cũ hay ăn hiền ở lành…

Về nội dung, ý nghĩa:

+) Tục ngữ biểu thị một ý nghĩa trọn vẹn thường là những phán đoán, những đúc kết kinh nghiệm của cha ông ta về đời sống hay mang ý nghĩa phê phán một cách cường điệu những hiện tượng xấu trong xã hội.

Ví dụ: “Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao/Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh”

=> Tục ngữ trên đúc kết kinh nghiệm của ông cha về thời tiết.

Hay “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, câu này đúc kết kinh nghiệm của ông cha trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, các thành phần quan trọng theo thứ tự của một quá trình chăm sóc, canh tác.

+ Thành ngữ sẽ mang đậm tính biểu trưng, khái quát, cô đọng và hình tượng bóng bẩy. Vì vậy cho khả năng biểu đạt rất cao.

Ví dụ: Chân cứng đá mềm, bảy nổi ba chìm hay chó dữ mất láng giềng,…

– Nếu thành ngữ hay được lồng vào lời nói để tăng tính biểu cảm cao. Ví dụ như “Cuộc sống của tôi dạo này cứ Bảy nổi ba chìm sao ấy”, do thành ngữ chỉ là một cụm từ cố định nên có thể ghép vào trong câu để hoàn chỉnh về ngữ pháp cũng như gia tăng thêm phần biểu cảm của câu nói.

Thì tục ngữ sẽ đứng một mình vì nó đã là câu hoàn chỉnh. Thường thì người ta hay nói rằng “Tục ngữ có câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Hy vọng bài viết trên đã giải nghĩa thành ngữ là gì, ví dụ, tác dụng, các loại thành ngữ giúp bạn đọc có thêm kiến thức để hiểu và vận dụng thành ngữ một cách linh hoạt.


Tin tức liên quan

Sản phẩm đã xem

Sản phẩm được mua nhiều nhất