Hotline 0972 882 886 098 777 9682
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại Yên Phát
VPGD TP Hà Nội: Tầng 5, Tòa A14, ngõ 3/10 đường Liên Cơ, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
VPGD TP HCM: Số 4-1, kênh 19/5, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

TP.Hà Nội: 0967 998 982 - 098 777 9682
TP.HCM: 0985 6263 07 - 0989 937 282

Tin tức
Tin tức tổng hợp

Đường thốt nốt là gì? Ăn đường thốt nốt có tốt không?

Hiện nay, đường thốt nốt khá phổ biến, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy trong các siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Thế nhưng nhiều người vẫn còn mơ hồ không biết đường thốt nốt là gì? Ăn đường thốt nốt có tốt không? Tại sao nhiều người lại sử dụng đường thốt nốt để thay thế đường trắng tinh luyện khi chế biến đồ ăn, thức uống, cùng maynenkhi-kobelco.vn tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Đường thốt nốt là gì?

Thốt nốt là gì?

Thốt nốt là gì? Thốt nốt thuộc họ cây thân thẳng, thoạt nhìn rất giống cây cọ ở miền trung du Bắc Bộ nước ta hay gần giống với cây dừa. Thốt nốt cao đến 30m và có tuổi thọ trung bình lên đến 20 - 30 năm, thậm chí đã có cây thốt nốt 100 năm tuổi. Mỗi vụ cây thốt nốt cái sẽ cho khoảng 50 - 60 quả và cây thốt nốt đực thì không có quả.

Thốt nốt là gì?

Thốt nốt là gì?

Thốt nốt thuộc tỉnh nào? Đường thốt nốt là đặc sản ở đâu? Thốt nốt là loại cây bản địa của Nam Á và Đông Nam Á, phân bố rộng khắp từ Indonesia cho đến Pakistan. Ở Việt Nam, thốt nốt được trồng phổ biến ở miền Nam, nhất là ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh và cũng trở thành đặc sản của những khu vực này, trong đó nổi tiếng nhất là đường thốt nốt An Giang.

Vỏ quả thốt nốt có màu đen thẫm, chia thành nhiều múi và phần thịt quả bên trong trắng ngần, có vị bùi và béo. Quả thốt nốt khi già ăn sẽ cứng hơn, phần thịt chuyển màu vàng và có mùi thơm như mít chín. Thường được người dân đem đi giã thành bột trắng như các loại bột gạo để làm các loại bánh: bánh ú, bánh tôm hay làm chè.

Quả thốt nốt

Quả thốt nốt

Đường thốt nốt là gì?

Đường thốt nốt làm từ gì? Nhiều người vẫn nghĩ đường thốt nốt sẽ được làm từ quả thốt nốt, nhưng không phải vậy. Đường thốt nốt là phần nước dịch lấy từ nhị hoa của cây thốt nốt, sau đó được người dân chế biến làm thành đường thốt nốt hiện nay. Loại đường này có vị ngọt thanh, mùi thơm đặc biệt và ăn uống sẽ mát hơn so với đường mía hay đường củ cải. Đường thốt nốt tiếng Anh là palm sugar.

Cây thốt nốt sẽ có hoa quanh năm. Trong đó, hoa đực có nhị hoa dài khoảng 30 - 40 phân, thân tròn. Phần nhị hoa chứa rất nhiều nước ngọt, người nông dân sẽ chiết ra dùng làm đường thốt nốt. Nước thốt nốt được thu vào buổi sáng sớm, để có vị ngọt mát hơn.

Đường thốt nốt là gì?

Đường thốt nốt là gì?

Cho đến hiện nay, việc thu hoạch phần dịch từ nhị hoa để dùng làm đường thốt nốt vẫn làm theo phương thức thủ công. Người nông dân sẽ phải trèo lên cây thốt nốt cao, cây thấp nhất cũng cao đến 15m, để cắt nhị hoa đực bằng dao, rồi hứng lấy phần dịch nước hoa đó. Mỗi người thợ khi lấy nước nhị hoa thốt nốt đều có cách thức riêng của mình, có người dùng những ống tre (đã được hun khói cho sạch sẽ) để cắm vào buồng hoa, hứng lấy nước hoa, có người lại dùng lọ nhựa,...

Đường thốt nốt bao nhiêu calo? Trung bình 100g đường thốt nốt sẽ chứa khoảng 383 calo, gấp 3 lần lượng calo trong một bát cơm trắng. Nghe đến mức calo này, chắc hẳn nhiều người sẽ chắc hẳn sẽ rất hoảng hốt nhưng trên thực tế, đường thốt nốt thường chỉ được dùng như một loại gia vị trong nấu ăn, làm bánh. Nên lượng đường mỗi người tiêu thụ hàng ngày trung bình chỉ ở rơi vào khoảng 7-20g, tương đương với hàm lượng calo chỉ 77 calo – gần bằng lượng calo có trong 100g khoai lang.

Ăn đường thốt nốt có béo không? Nếu như các loại đường tinh luyện (đường cát, đường kính trắng) được coi là thực phẩm chứa calo rỗng – tức chỉ là chứa năng lượng chứ không chứa thêm bất kỳ chất dinh dưỡng nào thì đường thốt nốt lại khác. Quy trình chế biến đường thốt nốt vẫn đảm bảo giữ được khá nhiều chất dinh dưỡng có lợi trong đó. Vậy với hàm lượng calo như thế thì ăn đường thốt nốt có béo không?

Người nông dân vất vả lấy nước hoa thốt nốt

Người nông dân vất vả lấy nước hoa thốt nốt

Trong đường thốt nốt còn chứa một lượng nhỏ vitamin nhóm B và các khoáng chất khác, bao gồm canxi, kẽm, phosphor, đồng. Có thể nói rằng hàm lượng dinh dưỡng có trong đường thốt nốt khá cao, giúp cung cấp dưỡng chất cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng, tăng cường trao đổi chất. Vì vậy việc sử dụng đường thốt nốt thay cho đường kính hay đường phèn có thể cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể, tạo nên sự cân bằng dinh dưỡng. Chính vì thế, các nhà khoa học đã khẳng định, nếu được sử dụng với một liều lượng đúng cách thì ăn đường thốt nốt không gây tăng cân.

 

Xem thêm:  =>> Mật mía là gì? Có tác dụng gì? mật mía nấu món gì ngon

                    =>> Phèn chua là gì? Phèn chua có những tác dụng gì?

Quy trình làm đường thốt nốt

Cách nấu đường thốt nốt rất đơn giản với những bước sau:

+  Bước 1: Sau khi thu hoạch phần dịch nước hoa về, đem cho vào chảo lớn đun đến khi cô đặc dần.

+  Bước 2: Dùng đũa (được làm bằng cật tre già, đẽo tựa như mái chèo nhỏ) đảo đều đường trong khi đang nấu, cho đến khi nào nước thốt nốt được cô đặc và sền sệt lại. Tiếp đó, cho phần đường này sang một chiếc chảo thứ 2, đun trên ngọn lửa vừa (liu diu) cho đến khi trở thành các hạt đường, màu vàng ươm và thơm mát.

+  Bước 3: Cho đường vào các khuôn tròn có độ dày 2 - 3cm, hoặc vào khuôn ống tròn, tùy thuộc nhu cầu người làm đường.

+  Bước 4: Dùng lá thốt nốt để gói cục đường lại.

Bạn có thể dùng đường thốt nốt này để nấu chè, nấu ăn, ăn uống trực tiếp hoặc pha với trà, cà phê để thưởng thức, sẽ rất ngon đấy!

Quy trình làm đường thốt nốt

Quy trình làm đường thốt nốt

 

Một số lưu ý nhỏ:

+  Việc điều chỉnh ngọn lửa to nhỏ sẽ quyết định đến chất lượng đường thốt nốt ngon ra sao? Theo người có kinh nghiệm nấu đường thốt nốt lâu năm cho biết: họ sẽ dùng thân cây thốt nốt già, chẻ ra và phơi khô để làm củi đun. Loại củi này sẽ cho ngọn lửa cháy đều và lửa vừa, để người thợ đường có thể cân chỉnh việc nấu đường thốt nốt sao cho ngon nhất.

+  Trung bình một mẻ đường thốt nốt sẽ tốn từ 3 - 4 tiếng để nấu.

+  Mỗi năm, một cây thốt nốt phát triển tươi tốt thì nước dịch từ hoa của nó có thể nấu ra được từ 3 - 4kg đường thốt nốt. Trung bình cứ 4 lít nước hoa thốt nốt là sẽ làm được 1kg đường.

Đường thốt nốt dùng để làm gì?

Đường thốt nốt làm món gì? Vì nước hoa thốt nốt cũng có hương vị giống với nước dừa, nên bạn có thể pha nước thốt nốt từ cục đường thốt nốt được nấu lên, sau đó cho thêm cơm thốt nốt tươi (cùi thốt nốt) vào ly để thưởng thức, đây là một loại thức uống vô cùng ngon mát mỗi khi hè về.

Ngoài ra, món chè thốt nốt cũng rất được các tín đồ yêu ngọt ưa chuộng bởi. Thưởng thức món chè thốt nốt ngon ngọt lành lạnh, bạn sẽ cảm nhận được vị béo ngậy của nước cốt dừa và vị ngọt thanh của đường thốt nốt, kết hợp cùng miếng cùi thốt nốt mềm, dẻo dai ăn rất thú vị đấy.

Bánh bò thốt nốt - đặc sản nổi tiếng An Giang

Bánh bò thốt nốt - đặc sản nổi tiếng An Giang

Không chỉ vậy, đường thốt nốt còn là nguyên liệu chính của các món bánh bò thốt nốt - đặc sản nổi tiếng An Giang hay bánh ít nhân đường thốt nốt,...Hay là rất nhiều người đã chọn sử dụng đường thốt nốt thay cho các loại đường tinh luyện trong nấu ăn chế biến hàng ngày để bảo vệ sức khỏe.

Ăn đường thốt nốt có tốt không?

Đường thốt nốt có tác dụng gì? Lượng khoáng chất có trong đường thốt nốt được đánh giá là cao gấp 60 lần so với các loại đường trắng thông thường. Những khoáng chất tiêu biểu bao gồm có: kali, phốt pho, mangan, sucrose, fructose, glucose, kẽm, sắt, đồng, magie, vitamin nhóm B, năng lượng… Vậy rốt cục, đường thốt nốt có tác dụng gì?

Tốt cho làn da và hệ miễn dịch của cơ thể

Vì đường thốt nốt có chứa các chất chống oxy hóa nên việc tiêu thụ đường thốt nốt thường xuyên sẽ giúp chúng ta cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Đường thốt nốt còn giúp ngừa các gốc tự do là nguyên nhân chính gây ra lão hóa da, đồng thời giúp thanh lọc máu và do đó cũng sẽ làm cho đẹp da hơn, tươi trẻ.

Đường thốt nốt đang được đổ vào từng khuôn

Đường thốt nốt đang được đổ vào từng khuôn

Có thể dùng cho người bị tiểu đường 

Ăn đường thốt nốt có bị tiểu đường? Đường thốt nốt có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn nhiều so với đường trắng hay mật ong. Do đó đường thốt nốt không khiến lượng đường trong máu cho người dùng tăng lên. Tuy nhiên, lưu ý nguyên liệu này không phải là đường ăn kiêng nên bạn nên dùng ở một chừng mực nhất định, không lạm dụng.

Đường thốt nốt rất tốt cho hệ tiêu hóa

Đường thốt nốt có chứa một loại chất xơ được gọi là inulin. Loại chất xơ này có thể giúp kiểm soát các vi khuẩn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa tốt và cải thiện tốc độ hấp thu các khoáng chất cho cơ thể.

Giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Đường thốt nốt có chứa các vitamin nhóm B và giàu chất sắt nên có thể khắc phục tình trạng bệnh thiếu máu. Người bị thiếu máu hoặc phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt nên dùng đường thốt nốt để làm nguyên liệu chế biến các món ăn.

Bầu ăn thốt nốt được không?  Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thì bà bầu hoàn toàn có thể dùng đường thốt nốt để chế biến thành các món ăn trong thực đơn dinh dưỡng. Bà bầu ăn đường thốt nốt là cung cấp dưỡng chất giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Giảm tình trạng đau đầu, đau nửa đầu

Đường thốt nốt với khả năng tăng cường lưu thông máu, loại đường này có thể giúp bạn làm dịu đi cơn đau nửa đầu. Chỉ cần tiêu thụ khoảng 20gr đường thốt nốt bạn sẽ cảm thấy chứng đau nửa đầu thuyên giảm ngay.

Ngăn ngừa táo bón

Bởi đường thốt nốt có khả năng làm sạch đường ruột hiệu quả bằng cách kích hoạt các enzym tiêu hóa nên nó cũng được dùng vào việc ngăn ngừa táo bón. Hơn nữa, tác dụng tuyệt vời của đường thốt nốt còn là đảo thải các độc tố ra khỏi cơ thể và làm sạch gan.

 

Giúp xương khớp cứng cáp hơn

Một công dụng khác của đường thốt nốt nhất định phải kể chính là củng cố hệ thống xương và mô của trẻ nhỏ khỏe mạnh. Mangan có trong đường thốt nốt giúp hỗ trợ sức khỏe của xương và suy giảm nguy cơ loãng xương ở người lớn.

Đường thốt nốt giúp xương khớp cứng cáp hơn

Đường thốt nốt giúp xương khớp cứng cáp hơn

Mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho trẻ em

Hệ miễn dịch của trẻ em còn yếu sẽ thường xuyên gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa. Trong khi đó, đường thốt nốt có lợi ích rất đáng kể với sức khỏe của bé như tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa thiếu máu trẻ em, giúp xương chắc khỏe hơn, thải độc gan, chống chứng táo bón,…

Trị cảm cúm, ho

Đường thốt nốt có tác dụng gì trong những bài thuốc dân gian trị ho? Thực tế, bạn sẽ thấy các cơn ho giảm dần nếu như uống một cốc trà gừng nóng pha với đường thốt nốt. Hoạt chất có trong gừng và đường thốt nốt với khả năng làm ấm cơ thể. Nhờ vậy, loại đường này được tận dụng trong nhiều bài thuốc dân gian trị ho.

Phân biệt hạt đác với cùi thốt nốt

Phân biệt hạt đác với cùi thốt nốt

Bài viết trên là những thông tin về Đường thốt nốt là gì? Ăn đường thốt nốt có tốt không? Đường thốt nốt là loại đường có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Do đó bạn có thể cân nhắc dùng nguyên liệu này thay thế cho đường trắng trong nấu ăn hằng ngày với một lượng độ vừa đủ để đảm bảo đem lại lợi ích tốt nhất nhé.

 


Tin tức liên quan

Sản phẩm đã xem

Sản phẩm được mua nhiều nhất