Hotline 0972 882 886 098 777 9682
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại Yên Phát
VPGD TP Hà Nội: Tầng 5, Tòa A14, ngõ 3/10 đường Liên Cơ, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
VPGD TP HCM: Số 4-1, kênh 19/5, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

TP.Hà Nội: 0967 998 982 - 098 777 9682
TP.HCM: 0985 6263 07 - 0989 937 282

Tin tức
Tin tức tổng hợp

Aptomat là gì? Aptomat hãng nào tốt nhất?

Aptomat là thiết bị điện quan trọng, được sử dụng phổ biến trong gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ Aptomat là gì? Cách chọn Aptomat dùng cho gia đình như thế nào cho chuẩn? Cùng theo dõi bào viết dưới đây của chúng tôi để tìm ra đáp án nhé!

aptomat là gì

Aptomat là gì và cách chọn Aptomat chuẩn cho gia đình

Aptomat là gì và dùng để làm gì?

Aptomat trong tiếng Anh được gọi là Circuit Bkeaker. Là thiết bị đóng/ ngắt tự động để bảo vệ an toàn cho hệ thống điện khi gặp các sự cố như: dòng điện chập chờn, bị rò rỉ, điện áp quá tải,... 

Aptomat có ký hiệu viết tắt là CB. Chúng còn được gọi với cái tên dân dã là Át. 

Ví dụ ngôi nhà lắp Aptomat tổng, khi xảy ra các hiện tượng như cháy mạch điện, giảm áp, quá áp,... thì Aptomat sẽ tự động nhảy để ngắt toàn bộ điện trong nhà, đảm bảo an toàn cho hệ thống điện không bị cháy nổ.

Hiện nay, người ta thường không sử dụng 1 Aptomat tổng cho cả ngôi nhà mà mỗi phòng sẽ gắn 1 CB riêng. Khi xảy ra sự cố ở khu vực nào thì ngắt điện riêng khu vực đó, vừa an toàn, tiện lợi mà không gây ảnh hưởng đến khu vực khác. 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Aptomat

Về cấu tạo

Aptomat gồm có các bộ phận chính sau:

Tiếp điểm: Aptomat thường có hai tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc có ba tiếp điểm (tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và hồ quang). 

Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước rồi mới đến tiếp điểm phụ và cuối cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch, quy trình sẽ được thực hiện ngược lại, tức là bắt đầu từ tiếp điểm chính mở, đến tiếp điểm phụ và cuối cùng là hồ quang.

Do vậy, hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, giúp bảo vệ tiếp điểm chính dẫn điện. Tiếp điểm phụ được sử dụng để tránh hồ quang bị cháy lan và gây hư hại đến tiếp điểm chính.

Hộp dập hồ quang: Có hai loại hộp dập hồ quang là kiểu hở và kiểu nửa kín. Trong đó, kiểu nửa kín nằm trong vỏ kín của Aptomat, có lỗ thoát khí và có dòng điện giới hạn cắt không vượt quá 50KA. Ngược lại, kiểu hở có dòng điện cắt giới hạn lớn hơn 50KA hay có điện áp lớn hơn 1000V. 

Trong buồng dập hồ quang, người ta sử dụng những tấm lưới ngăn bằng thép để chia hồ quang thành nhiều các đoạn ngắn khác nhau, thuận lợi cho quá trình dập tắt hồ quang. 

Cơ cấu truyền động để cắt Aptomat: Có hai cách chính là cắt bằng cơ điện (động cơ điện) và bắt bằng tay. Đối với các Aptomat có dòng điện định mức không vượt quá 600A thường được điều khiển bằng tay. 

Ngược lại, điều khiển bằng cơ điện được ứng dụng chủ yếu ở các loại Aptomat có cường độ dòng điện lớn, có thể lên đến 1000A.

Móc bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ thiết bị khỏi các sự cố dòng điện như quá tải, ngắn mạch, sụt áp. Thông thường, người ta hay sử dụng rơle nhiệt và hệ thống điện tử làm móc bảo vệ. 

Ngoài ra, Aptomat còn một số bộ phận khác như: Cần gạt ON/ OFF, lò xo,....

cấu tạo aptomat

Cấu tạo của Aptomat

Nguyên lý hoạt động của Aptomat là gì?

Nguyên lý hoạt động của CB cực kỳ đơn giản và dễ hiểu: Khi Aptomat ở trạng thái ON, tức là hệ thống điện gia đình đang hoạt động (có điện). Chỉ khi xảy ra các hiện tượng như chập điện, sụt tải, quá tải,.... thì Aptomat sẽ tự động ngắt để bảo vệ hệ thống điện. Lúc này, Aptomat đang trong trạng thái OFF. 

Ngoài ra, do một số nguyên nhân chủ quan như Aptomat bị cháy, bị hỏng hoặc sử dụng hàng chất lượng kém cũng có thể làm cho Aptomat bị nhảy liên tục. 

Các thông số kỹ thuật trên Aptomat

  • - Ue: Là điện áp hoạt động định mức của Aptomat.
  • - Ui: Điện áp cách điện mức. 
  • - Uimp: Điện áp chịu xung định mức
  • - Ics: Dòng điện cắt tải thực tế của Aptomat.
  • - In: Dòng điện định mức.
  • - Icu: Khả năng chịu đựng dòng điện của tiếp điểm khi xuất hiện các sự cố ngắn mạch (Ics = 50% Icu)
  • - Icw: Khả năng chịu được dòng điện ngắn mạch của tiếp điểm.
  • - AT (Ampe Trip): Dòng điện tác động
  • - AF (Ampe Frame): Dòng điện khung

Trong tất cả các thông số trên thì dòng điện định mức In và điện áp định mức Ue là hai thông số được quan tâm nhiều nhất. 

thông số cơ bản trên aptomat

Các ký hiệu trên Aptomat

Cách phân loại Aptomat hiện nay

Phân loại theo cấu tạo

Được chia thành:

  • Aptomat dạng tép MCB: Bảo vệ thiết bị khi bị quá tải và bị ngắn mạch
  • Aptomat dạng khối MCCB: Bảo vệ thiết bị khi bị quá tải hoặc ngắn mạch

Phân loại theo chức năng

  • Aptomat thường: MCB, MCCB
  • Aptomat chống rò: RCCB

Phân loại theo số pha/ số cực

  • Aptomat 1 pha: 1 cực
  • Aptomat 1 pha + trung tính: 2 cực.
  • Aptomat 2 pha: 3 cực
  • Aptomat 3 pha: 3 cực
  • Aptomat 3 pha + trung tính: có 4 cực
  • Aptomat 4 pha: 4 cực.

aptomat 4 pha

Hình ảnh Aptomat 4 pha

Theo dòng cắt ngắn mạch

Được chia thành:

  • Dòng cắt thấp: Thường sử dụng trong điện dân dụng.
  • Dòng cắt tiêu chuẩn: Dùng phổ biến trong công nghiệp.
  • Dòng cắt cao: Dùng trong điện công nghiệp và một số ứng dụng đặc biệt khác.

Theo khả năng chỉnh dòng

  • Aptomat có chỉnh dòng định mức.
  • Aptomat có dòng định mức không thay đổi. 

Aptomat hãng nào tốt nhất? Một số loại phổ biến

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng Aptomat; mỗi thương hiệu sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy, sẽ rất khó để trả lời cho câu hỏi hãng Aptomat nào tốt nhất. Tùy theo yêu cầu và mục đích sử dụng, người dùng có thể lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp.

Dưới đây là một số thương hiệu Aptomat chất lượng mà người dùng có thể tham khảo:

Panasonic

Là thương hiệu đến từ đất nước mặt trời mọc Nhật Bản, Aptomat Panasonic được đánh giá cao so với các hãng khác trên thị trường bởi khả năng ngắt điện nhanh khi xảy ra ngắn mạch, đảm bảo an toàn cho hệ thống điện và người dùng.

Bên cạnh đó, các sản phẩm của hãng có độ bền cao nhờ được sản xuất từ những nguyên liệu cao cấp, có khả năng chịu nhiệt, cách điện tốt. 

Hiện nay, Panasonic cho ra mắt rất nhiều sản phẩm Aptomat khác nhau, đa dạng cho người dùng lựa chọn: Từ các Aptomat dùng trong điện dân dụng đến các dòng dùng trong điện công nghiệp. 

Người dùng có thể tham khảo một số Aptomat dùng trong gia đình của Panasonic như: MCB 1P 20A BBD1201CA, MCB 1P 25A 6KA 240VAC BBD1251CNV, MCB 1P 25A 6KA 240VAC BBD13211CNV, MCB 1P 40A 6KA 240VAC BBD1401CA, MCB 1P 50A 240VAC BBD1501CNV,...

aptomat panasonic

Aptomat Panasonic

Schneider 

Là thương hiệu có nguồn gốc đến từ Pháp, Aptomat Schneider được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu, đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng.

Các sản phẩm Aptomat của hãng rất đa dạng với nhiều loại từ 1P đến 4P, dòng điện định mức từ vài A cho đến 63A và dòng cắt có thể lên đến 70KA,...

Một số sản phẩm Aptomat tiêu biểu của hãng như: Aptomat Schneider Easy 9  loại 1 pha 32A EZ9F34132, Aptomat Schneider Easy 9  loại 1 pha 40A EZ9F34140, Aptomat Schneider Easy 9 loại 4 pha 63A EZ9F34463,...

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số thương hiệu khác như: LS, Sino, Mitsubishi,...

Cách chọn Aptomat

Chọn Aptomat cho gia đình

Để chọn Aptomat phù hợp trong gia đình, người ta thường dựa theo công thức tính dòng điện như sau: I = P/U, trong đó:

  • -  P: Công suất tiêu thụ của các thiết bị điện sử dụng trong gia đình.
  • -  U: Hiệu điện thế (Thường là 220V trong trường hợp dây dẫn tốt thì điện trở R = 0).
  • -  Khi đó, I là chỉ số được sử dụng để lựa chọn Aptomat dùng trong gia đình phù hợp. 
  • - Bên cạnh đó, dòng điện của Aptomat phải tuân theo nguyên tắc sau: IB < In < Iz. Trong đó:
  • -  IB: Dòng điện lớn nhất của thiết bị.
  • -  Iz:  Cường độ dòng điện giới hạn ở mức cho phép của dây dẫn.

aptomat dùng cho gia đình

Chọn Aptomat dùng cho gia đình

Ngoài ra, khi lựa chọn Aptomat cho gia đình, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau: 

  • - Xác định nhu cầu sử dụng để lựa chọn Aptomat phù hợp; không nên chọn các loại có định mức dòng điện cao hoặc thấp hơn so với hệ thống điện. Như vậy sẽ gây lãng phí hoặc không đáp ứng hết nhu cầu sử dụng.
  • - Tùy theo yêu cầu và mục đích mà lựa chọn Aptomat loại thường hay Aptomat chống giật cho gia đình. 
  • - Nên lựa chọn Aptomat có dòng điện định mức bằng 120% đến 150% so với dòng điện thực tế của hệ thống điện gia đình. 
  • - Khi chọn Aptomat tổng thì nên chọn loại 63A với dòng điện 220V và công suất khoảng 13W. 

Cách chọn Aptomat cho một số thiết bị khác 

Không chỉ sử dụng trong hệ thống điện dân dụng và điện công nghiệp, Aptomat còn được sử dụng phổ biến trong nhiều thiết bị như: điều hòa, bếp điện, bếp từ, xe máy điện,... 

Dưới đây là một số gợi ý chọn Aptomat cho một số thiết bị: 

Chọn Aptomat cho bếp từ

  • - Với những dòng bếp sở hữu công suất từ 1800W - 3600W nên chọn Aptomat khoảng 20A.
  • - Bếp có công suất tiêu thụ trên 3600W nên lắp đặt Aptomat từ 30A trở lên.
  • - Với những bếp nhập khẩu từ Châu Âu, nên lựa chọn Aptomat từ 30A - 60A tùy thuộc vào từng hãng máy. 

Chọn Aptomat dùng trong điều hòa

Dưới đây là một số gợi ý khi chọn Aptomat cho điều hòa: 

  • - Điều hòa công suất 9000BTU: Chọn Aptomat từ 8A - 12A
  • - Điều hòa công suất 12000BTU: Chọn Aptomat từ 10A - 16A
  • - Điều hòa công suất 18000BTU: Chọn Aptomat từ 16A - 20A

aptomat dùng cho điều hòa

Chọn Aptomat dùng cho điều hòa

Hy vọng với những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ Aptomat là gì và cách chọn Aptomat cho hộ gia đình phù hợp nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất cho bạn!




Tin tức liên quan

Sản phẩm đã xem

Sản phẩm được mua nhiều nhất