Hotline 0972 882 886 098 777 9682
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại Yên Phát
VPGD TP Hà Nội: Tầng 5, Tòa A14, ngõ 3/10 đường Liên Cơ, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
VPGD TP HCM: Số 4-1, kênh 19/5, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

TP.Hà Nội: 0967 998 982 - 098 777 9682
TP.HCM: 0985 6263 07 - 0989 937 282

Tin tức
Tin tức tổng hợp

Giải pháp khắc phục tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt công nghiệp

Do không được vệ sinh bảo dưỡng thường xuyên khiến cho các chi tiết bên trong tháp giải nhiệt công nghiệp nhanh chóng bị ăn mòn. Việc ăn mòn tháp giải nhiệt không chỉ ảnh hưởng tới hiệu suất làm mát mà còn khiến cho thiết bị nhanh chóng hỏng hóc.

Để giúp các doanh nghiệp có giải pháp phù hợp nhằm hạn chế tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt, trong bài viết này chúng tôi sẽ đem tới nhiều thông tin hữu ích; cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây của chúng tôi.

ăn mòn tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt công nghiệp

Ăn mòn tháp giải nhiệt là gì? Hậu quả gặp phải?

Hiện tượng ăn mòn là quá trình phá hủy kim loại trong quá trình phản ứng giữa kim loại với môi trường xung quanh. Đa số, hệ thống tháp giải nhiệt hiện nay đều được cấu thành từ các linh - phụ kiện tháp giải nhiệt có chứa vật liệu thép cacbon hoặc làm từ đồng, hợp kim nhôm hay thép không gỉ. Tuy nhiên quá trình ăn mòn của thép cacbon diễn ra nhanh nhất.

Nếu như tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt diễn ra lâu sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đó là:

- Làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước, van, lọc,… khiến cho dòng chảy của nước bị chậm, giảm khả năng truyền nhiệt.

- Các bộ phận chuyển động như bơm, cánh quạt, phốt,…bị ăn mòn cũng làm ảnh hưởng tới quá trình vận hành.

- Khi thiết bị hỏng hóc sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp như tiêu tốn khoản chi phí lớn để thay thế, hiệu quả làm việc trong nhà xưởng bị ảnh hưởng,….

Có các dạng ăn mòn tháp giải nhiệt công nghiệp nào?

Có khá nhiều dạng ăn mòn tháp giải nhiệt cooling tower nhưng thường gặp phải nhất đó là:

- Ăn mòn đều

Bằng mắt thường bạn dễ dàng quan sát được hiện tượng này xảy ra. Đó là khi tháp xuất hiện nhiều vết ăn mòn trên toàn bộ hệ thống kim loại và các linh kiện bên trong tháp. Theo như chia sẻ của người dùng, trường hợp này rất khó để khắc phục

- Ăn mòn rỗ

Là hiện tượng các vết ăn mòn chỉ xuất hiện ở một số khu vực nhỏ trên bề mặt kim loại. Hiện tượng này có thể xuyên thủng kim loại chỉ sau một thời gian ngắn.

- Ăn mòn tiếp xúc

Tình trạng này người dùng sẽ gặp ở vị trí 2 kim loại khác nhau tiếp xúc với nhau. Kim loại nào hoạt động mạnh hơn sẽ dễ bị ăn mòn hơn.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến ăn mòn tháp giải nhiệt

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng phổ biến nhất đó là:

Lượng oxy hòa tan trong nước: Hàm lượng oxy hòa tan trong nước tuần hoàn càng nhiều thì tình trạng ăn mòn càng diễn ra nhanh và tốc độ mạnh hơn.

Nồng độ kiềm có trong nước: Nồng độ kiềm trong nước thấp sẽ làm tăng nguy cơ ăn mòn còn nồng độ cao sẽ khiến cho quá trình oxit kim loại xảy ra giúp bảo vệ bề mặt kim loại, làm chậm quá trình ăn mòn tháp giải nhiệt bên trong hệ thống.

ăn mòn tháp giải nhiệt

Ăn mòn tháp giải nhiệt do nồng độ kiềm trong nước thấp và vi sinh vật phát triển

Vi sinh vật: Lượng vi sinh vật nhiều có trong tháp do nguồn nước chứa nhiều cặn bẩn, gây ra các hiện tượng lắng đọng các chất hữu cơ, sản sinh ra H2S gây ra các rỗ khí để cho phản ứng ăn mòn kim loại được hình thành.

Tổng chất rắn hòa tan trong nước: Nếu như nước tuần hoàn có tổng chất rắn hòa tan cao hơn sẽ có độ dẫn điện cao và làm tăng khả năng tạo rác các phản ứng điện hóa kiến cho quá trình ăn mòn kim loại diễn ra nhanh.

Một số nguyên nhân khác như: vận tốc dòng chảy, nhiệt độ,….

Một số giải pháp khắc phục tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt

Người dùng có thể áp dụng một số giải pháp như:

- Lựa chọn tháp giải nhiệt phù hợp để giảm hiện tượng ăn mòn trong quá trình sử dụng.

- Bổ xung thêm các chất ức chế hóa học để tạo thành màng bảo vệ.

- Kiểm soát sự phát triển của vi sinh vật bằng các phương pháp lọc vật lý

- Phủ thêm một lớp sơn hay mạ kim loại để bảo vệ bề mặt tháp

Một số loại hóa chất sử dụng để hạn chế tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt

Để kiểm soát nguy cơ tháp giải nhiệt bị ăn mòn sau một thời gian sử dụng người dùng có thể sử dụng một số loại hóa chất như cromat, polysilicat, kẽm, nitrit, polydiol,…Bởi các loại hóa chất chống ăn mòn này có tác dụng đảm bảo cho hoạt động của tháp, tiết kiệm thời gian và chi phí để bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên.

ăn mòn tháp giải nhiệt

Sử dụng hóa chất ức chế sự ăn mòn phù hợp để không gây hại đến tháp và môi trường

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại hóa chất để ức chế sự ăn mòn của tháp giải nhiệt, khi chọn lựa người dùng cần tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan bởi có một số chất kiểm soát ăn mòn còn gây ra tình trạng cáu cặn nhiều hơn nếu sử dụng sai cách gây lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Người dùng nên chọn mua các loại hóa chất như:

- Cromat: Là hóa chất kiểm soát ăn mòn tốt nhất với các model tháp giải nhiệt được cấu thành từ vật liệu thép. Nhưng chúng có nồng độ khá cao gây nên gây hại tới môi trường và bị cấm sử dụng bởi US EPA- cơ quan bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ.

- Molybdat: Là hóa chất chống ăn mòn để thay thế cho cromat. Với ưu điểm là không gây độc hại, kiểm soát ăn mòn rỗ với liều lượng 4-8mg/l; ăn mòn trên thép ở nồng độ 8-12 mg/l. Và đậm đặc hơn khi được sử dụng trong hệ thống tuần hoàn kín với môi trường làm việc khắc nghiệt. Tuy nhiên, chúng có mức giá khá cao.

- Kẽm: Là chất có khả năng ức chế ăn mòn tốt khi sử dụng với lưu lượng 0.5-2mg/l cho hầu hết các dòng tháp giải nhiệt công nghiệp khác nhau. Nếu như không sử dụng đúng liều lượng thì có thể gây ra tình trạng cáu cặn.

- Polysilicate: Dung dịch sẽ phát huy tốt khả năng ức chế ăn mòn tháp khi sử dụng với nồng độ 6-12 mg/l đối với các loại tháp giải nhiệt sử dụng vật liệu như thép, nhôm. Nhưng hóa chất này ít được sử dụng vì khó khăn trong quá trình tạo thành.

- Ngoài ra, bạn có thể chọn lựa một số loại hóa chất khác như: Nitrat, Phosphonate,…

Theo ý kiến của người dùng, với các loại tháp giải nhiệt được lắp đặt bởi nhiều loại vật liệu khác nhau thì đơn vị cần phải pha trộn các chất ức chế cáu cặn để mang lại hiệu quả cao nhất.

Với các chia sẻ trên đây về hiện tượng ăn mòn tháp giải nhiệt, hy vọng sẽ giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn giải pháp phù hợp để tiết kiệm chi phí và hạn chế được sự cố hỏng hóc không đáng có xảy ra.


Tin tức liên quan

Sản phẩm đã xem

Sản phẩm được mua nhiều nhất