Hotline 0972 882 886 098 777 9682
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại Yên Phát
VPGD TP Hà Nội: Tầng 5, Tòa A14, ngõ 3/10 đường Liên Cơ, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
VPGD TP HCM: Số 4-1, kênh 19/5, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

TP.Hà Nội: 0967 998 982 - 098 777 9682
TP.HCM: 0985 6263 07 - 0989 937 282

Tin tức
Tin tức tổng hợp

Nhận thức là gì? Nhận thức cảm tính là gì?

Từ xưa đến nay chúng ta luôn biết rằng muốn phát triển thì bạn cần phải có được nhận thực khách quan và đúng đắn. Vậy nhận thức là gì? Cùng maynenkhi-kobelco.vn đi tìm hiểu về nó qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

Nhận thức là gì? 

Nhận thức trong tiếng Anh là từ cognition. Nhận thức là hành động, là quá trình tiếp thu kiến thức và những hiểu biết thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và các giác quan, nhận thức bao gồm các quy trình như là tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự ước lượng, sự lý luận, sự đánh giá, tính toán, việc giải quyết các vấn đề, việc đưa ra các quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ. 

Nhận thức là gì? 

Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", khái niệm nhận thức được định nghĩa là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó mà con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể. 

Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức lại được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, dựa trên cơ sở thực tiễn.

Sự nhận thức của con người vừa ý thức lại vừa vô thức, vừa cụ thể lại vừa trừu tượng và mang tính trực giác. Quá trình nhận thức sẽ sử dụng tri thức có sẵn và tạo ra tri thức mới.

Nhận thức là gì? Nhận thức có rất nhiều khái niệm, mỗi ngành học khác nhau sẽ có khái niệm nhận thức riêng. Ví dụ như trong tâm lý học và khoa học nhận thức, "nhận thức" thường đề cập đến là việc các chức năng tâm lý của một cá nhân xử lý thông tin. 

Nhận thức còn được sử dụng trong một nhánh của tâm lý học xã hội - ý thức xã hội, để giải thích về những thái độ, sự phân loại và động lực nhóm. 

Trong tâm lý học nhận thức và kỹ thuật nhận thức, "nhận thức" thông thường được coi là quá trình xử lý thông tin của tâm trí người tham gia hay người điều hành hoặc là của bộ não.

Các giai đoạn của nhận thức 

Theo quan điểm của phép tư duy biện chứng, hoạt động nhận thức của con người sẽ đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, tiếp từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Các giai đoạn của nhận thức sẽ đi từ đơn giản đến phức tạp, đi từ cụ thể đến trừu tượng, đi từ hình thức bên ngoài đến với bản chất bên trong.

Nhận thức cảm tính là gì?

Giai đoạn 1: Nhận thức cảm tính

Nhận thức cảm tính là gì? Nhận thức cảm tính là giai đoạn mà con người sử dụng các giác quan để nắm bắt sự vật. 

Nhận thức cảm tính gồm 3 hình thức: 

– Cảm giác: quá trình nhận biết các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Tuy nhiên, lúc này, con người chỉ mới nhận biết được các thuộc tính riêng lẻ của sự vật. Điều này tương tự như cách “thầy bói xem voi”; thay vì nhận biết thứ trước mặt là con voi, các ông chỉ biết “nó sun sun như con đỉa” (khi sờ vòi), “dài dài cứng cứng như cái đòn càn” (khi sờ ngà) hay “bè bè như cái quạt thóc” (khi sờ tai),… Lý do là bởi vì các ông chỉ nhận biết sự việc bằng cảm giác (xúc giác – lấy tay sờ). 

–Tri giác: là sự tổng hợp các cảm giác lại. Như vậy, trong quá trình nhận thức qua tri giác, con người vẫn nắm bắt sự vật, hiện tượng qua các giác quan. Tuy nhiên, việc nhận thức trong giai đoạn này sẽ đầy đủ hơn, phong phú hơn. 

– Biểu tượng: nhận thức trong giai đoạn này phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do nhớ lại (lúc này, con người không còn tác động trực tiếp vào các giác quan nữa). Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp, vừa chứa đựng các yếu tố gián tiếp. Lý do là bởi nó được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và có sự tham gia của yếu tố khác như phân tích, tổng hợp. Do đó, biểu tượng sẽ phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của sự vật. 

Đặc điểm của nhận thức cảm tính: 

  • Phản ánh trực tiếp đối tượng qua các giác quan. 
  • Phản ánh bề ngoài, cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả bản chất lẫn không bản chất. Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.
  • Chưa khẳng định được những mặt hay những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong sự vật.

Nhận thức lý tính

Giai đoạn 2: Nhận thức lý tính 

Nhận thức lý tính là gì? Đây là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng và khái quát sự vật. Nó được thể hiện qua các hình thức như là khái niệm, phán đoán, suy luận. 

– Khái niệm: được hình thành dựa trên việc khái quát và tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, các khái niệm sẽ vừa có tính khách quan, vừa có tính chủ quan. Đây là cơ sở để hình thành nên phán đoán và tư duy khoa học.

– Phán đoán: là hình thức liên kết các khái niệm lại với nhau để khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng. Ví dụ như: “Người Việt Nam là những người cần cù, chịu khó” là một phán đoán vì có sự liên kết giữa các khái niệm “người Việt Nam” với 

“chăm chỉ, cần cù”. 

– Suy luận: là việc liên kết các phán đoán lại với nhau để có thể tìm ra tri thức mới. Ví dụ, nếu ta liên kết các phán đoán “gia cầm đẻ trứng” với “gà là gia cầm” ta sẽ rút ra được một suy luận là “gà đẻ trứng”. 

Đặc điểm nhận thức lý tính: 

  • Quá trình nhận thức gián tiếp. 
  • Quá trình đi sâu vào các bản chất của sự vật, hiện tượng. 
  • Không tách bạch được với nhận thức cảm tính.

Giai đoạn 3: Nhận thức trở về thực tiễn 

Tại giai đoạn này, tri thức sẽ được kiểm nghiệm là đúng hay sai. Hiểu một cách đơn giản, thực tiễn sẽ có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức được. Chính vì thế, thực tiễn sẽ được coi là tiêu chuẩn của chân lý; là cơ sở động lực, là mục đích của nhận thức. Nhận thức ở giai đoạn này có chức năng định hướng thực tiễn.

Nhận thức trong các quan điểm

Nhận thức trong quan điểm duy tâm 

Những người theo quan điểm duy tâm luôn không thừa nhận thế giới vật chất tồn tại độc lập với ý thức. Do đó, họ cũng không thừa nhận nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan. 

Nhận thức trong quan điểm chủ nghĩa duy vật siêu hình 

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình thừa nhận rằng con người có khả năng nhận thức thế giới. Theo đó quan niệm này cho rằng, nhận thức được coi là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người. 

Tuy nhiên, do hạn chế bởi tính máy móc và trực quan nên chủ nghĩa duy vật siêu hình vẫn chưa nhận thấy đầy đủ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. 

Nhận thức trong chủ nghĩa duy vật biện chứng 

Nhận thức trong quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng 

Lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng thường dựa trên những nguyên tắc sau: 

  • Thừa nhận thế giới vật chất luôn tồn tại khách quan, ở ngoài con người, độc lập với cảm giác, tư duy, ý thức của con người. Hiện thực khách quan sẽ là đối tượng của nhận thức. 
  • Thừa nhận năng lực nhận thức thế giới của con người. Không có và không thể có đối tượng nào mà con người không thể biết được, chỉ có những cái con người chưa biết; nhưng trong tương lai, khi khoa học ngày càng phát triển, con người sẽ biết được. 
  • Nhận thức là quá trình biện chứng, tích cực và sáng tạo. Nhận thức diễn ra theo con đường từ trực quan sinh động cho đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng mà đến thực tiễn. 
  • Thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức. Thực tiễn chính là mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức.

Chủ thể và khách thể của nhận thức là gì? 

Chủ thể của nhận thức: Chính là người thực hiện hành vi nhận thức. Hiểu theo nghĩa rộng, thì chủ thể nhận thức là loài người. Tuy nhiên, không phải bất kỳ con người nào cũng là chủ thể nhận thức. Một người chỉ có thể trở thành chủ thể nhận thức khi tham gia vào các hoạt động xã hội nhằm biến đổi và nhận thức khách thể. 

Khách thể của nhận thức: Là sự vật, hiện tượng được nhận thức bởi chủ thể. Nó là một bộ phận của hiện thực mà nhận thức luôn hướng tới nắm bắt, phản ánh và nằm trong phạm vi tác động của hoạt động nhận thức. 

Nhận thức bản thân là gì?

Vai trò của thực tiễn với nhận thức 

Thực tiễn chính là cơ sở, là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức: Con người quan hệ với thế giới không phải bắt đầu từ lý luận mà từ thực tiễn. Thực tiễn cung cấp tài liệu; đề ra các nhiệm vụ và phương hướng phát triển cho nhận thức. 

Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Lý luận và khoa học chỉ có ý nghĩa khi được vận dụng vào cải tạo thực tiễn. 

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Phán đoán, suy luận phải được kiểm nghiệm lại bởi thực tiễn. Nhận thức mà xa rời thực tiễn sẽ dẫn tới các sai lầm như chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ hoặc là chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa tương đối.

Trân đây là những thông tin có liên quan đến nhận thức là gì, mong rằng sau khi tham khảo bài viết bạn đọc đã có được câu trả lời cho thắc mắc của bản thân, đồng thời hiểu được nhận thức cũng như các quan điểm xoay quanh chủ đề này.


Tin tức liên quan

Sản phẩm đã xem

Sản phẩm được mua nhiều nhất