Chia sẻ kinh nghiệm thay bầu lọc than hoạt tính trên ô tô
Bầu lọc than hoạt tính là một trong những thành phần chính của hệ thống EVAP, hoạt động với nhiều ống cảm biến và van khác nhau để ngăn không cho nhiên liệu thoát ra ngoài môi trường.
Bầu lọc than hoạt tính là gì?
Thực chất, bầu lọc than hoạt tính là một hộp kín chứa đầy than hoạt tính bên trong. Than này được xử lý để tạo thành một bề mặt có khả năng hấp thụ hơi nhiên liệu.
Mục đích ra đời của bộ phận này đó là góp phần ngăn chặn khi thải HC thoát ra ngoài khí quyển. Các van sẽ kiểm soát luồng không khí đi vào bầu lọc than hoạt tính.
Vị trí bầu lọc than hoạt tính trên ô tô
Khi mở nắp bình nhiên liệu, không khí được hút vào trong 1 buồng chứa ở phía trên van ORVR. Khi nạp thêm nhiên liệu, van này mở ra và hơi nhiên liệu đi vào bộ lọc than hoạt tính khi áp suất trong bình nhiên liệu tăng lên. Sau khi đã nạp đủ nhiên liệu, van ORVR sẽ đóng lại.
Khi động cơ kéo không khí qua bầu lọc than hoạt tính, hơi nhiên liệu được xả ra để đốt cháy trong động cơ. Vì vậy mà khí thải HC có hại được giảm đáng kể, thay vào đó là khí CO2 và H20 vô hại được xe đào thải ra môi trường.
Khi nào cần thay bầu lọc than hoạt tính?
Trong một số trường hợp nhất định, người dùng phải thay thế bầu lọc than hoạt tính mới như:
Kiểm tra đèn Check Engine
Một vài mã lỗi chẩn đoán (DTC) sẽ yêu cầu người lái thay thế bầu lọc. Nguyên nhân thường là hiện tượng rò rỉ trên hệ thống EVAP – ECM được kiểm tra bằng cách chạy thử nghiệm áp suất hoặc các vấn đề về van, áp suất, dòng chảy.
- Xem thêm: bảng giá máy rửa xe chuyên nghiệp năm 2020
Đèn Check Engine bật sáng
Các vấn đề về nạp nhiên liệu
Van bị lỗi thường là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vấn đề về nạp nhiên liệu, cũng có thể là do một bầu lọc đã bão hòa (do đổ đầy bình chứa). Khi bầu lọc bình chứa đã bão hòa khiến cho không khí rất khó đi qua và dẫn đến các vấn đề về mùi nhiên liệu quá mức.
Các vấn đề khác
Bầu lọc than hoạt tính có thể bị lỗi do tốn nhiên liệu hoặc hiệu suất động cơ kém mà nguyên nhân sâu xa chính là do bão hòa nhiên liệu. Bầu lọc có thể bị nứt và khiến bụi than đi vào đường hơi gây tắc nghẽn thanh lọc hoặc van thông hơi.
Hiện tượng bão hòa có thể dẫn đến một hỗn hợp nhiên liệu quá giàu trong động cơ và dẫn đến các vấn đề khi động cơ hoạt động.
Hoạt động của bầu than hoạt tính
Cách thay thế bầu lọc than hoạt tính
Việc thay thế bầu lọc than hoạt tính khá đơn giản với các thao tác sau:
-Vị trí bầu lọc than hoạt tính có thể ở dưới mui xe hoặc gần bình xăng. Hãy dùng giá đỡ để nâng xe để đảm bảo an toàn cho bản thân.
-Sử dụng dầu bôi trơn các chi tiết như các kết nối điện, hơi. Bởi những bộ phận này rất có thể không được tác động trong thời gian dài. Do đó, dầu bôi trơn sẽ giúp việc mở các chi tiết này dễ dàng hơn.
-Dùng bút đánh dấu hoặc băng keo giấy đánh dấu tất cả những vị trí kết nối. Cần gỡ bỏ tất các kẹp ống và ngắt kết nối với tất cả các đường hơi, đầu nối điện.
Bên cạnh đó, việc tháo bầu lọc than thường chỉ cần những dụng cụ cầm tay cơ bản như: búa, kính bảo hộ, đục,…Nếu có hiện tượng rỉ sét thì dùng búa và đục để phá bu-lông. Còn kính an toàn được sử dụng để tránh những bụi bẩn, rỉ sét bắn vào mắt.
Dùng giá đỡ khi thực hiện thay bầu lọc phia dưới gầm xe
-Nên dùng khí nén để thổi những bụi than có trong đường ống dẫn khi tháo bầu lọc nhằm tránh việc gây tắc van và những vấn đề khác có thể phát sinh.
-Gắn bầu lọc than mới vào vị trí bầu lọc cũ, tiếp theo sử dụng một lượng nhỏ silicone phun vào đường hơi và kết nối điện nhằm cố định và bảo vệ các kết nối.
Lưu ý: Để thay bầu lọc mới không quá khó khăn, tuy nhiên bầu lọc là thành phần bị lỗi có thể gây khó khăn cho quá trình này. Do đó, nếu không chắc chắn 100% bầu lọc có lỗi, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia để xác định nguyên nhân của vấn đề và có cách xử lý kịp thời.
Trên đây là những thông tin chúng tôi thu thập được về việc thay bầu lọc than hoạt tính. Hy vọng, với những kinh nghiệm này sẽ giúp mọi người có thêm cách áp dụng hữu ích với chính phương tiện của mình.