Hotline 0972 882 886 098 777 9682
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại Yên Phát
VPGD TP Hà Nội: Tầng 5, Tòa A14, ngõ 3/10 đường Liên Cơ, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
VPGD TP HCM: Số 4-1, kênh 19/5, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

TP.Hà Nội: 0967 998 982 - 098 777 9682
TP.HCM: 0985 6263 07 - 0989 937 282

Tin tức
Tin tức tổng hợp

CEO là gì? Vai trò, công việc và tố chất của CEO

CEO được biết là vị trí không thiếu trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp. Vậy CEO là gì? Công việc của một CEO ra sao, CEO chuyên nghiệp sẽ đóng vai trò gì trong công ty, tất cả  nội dung trên sẽ được chúng tôi đề cập đến trong bài viết dưới đây của maynenkhi-kobelco.vn

Nghề CEO là gì?

CEO là viết tắt của Chief Executive Officer trong tiếng anh, có ý nghĩa là Giám đốc điều hành. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành hay Giám đốc công ty đều là những cụm từ được dùng để diễn đạt cho chức danh này. 

CEO là tên viết tắt của Chief Executive Officer

CEO là tên viết tắt của Chief Executive Officer

CEO là gì trong công ty, hiểu theo một cách đơn giản nhất, CEO là người có nhiệm vụ vạch ra các kế hoạch, các chiến lược kinh doanh giúp phát triển công ty, đảm bảo hoàn thành được các mục tiêu do Hội đồng quản trị đề ra.

Các công việc của CEO chịu sự quản lý trực tiếp của Hội đồng quản trị, tuy nhiên hiện nay trong một số công ty CEO cũng chính là Chủ tịch hội đồng quản trị.

Vai trò, công việc của một CEO

Đọc qua định nghĩa CEO là gì ở trên chắc hẳn bạn đã cơ bản có hiểu được nghề CEO là gì và phần nào hình dung ra trách nhiệm nặng nề của chức vụ này. CEO là người vạch ra đường đi nước bước của doanh nghiệp, là chìa khóa thành công cho mọi hoạt động của tổ chức. Dưới đây là một vài nhiệm vụ chính mà một CEO thường đảm nhận:

- Vạch ra các chiến lược nhằm thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh của công ty.

- Chịu trách nhiệm cho việc lập ra kế hoạch và định hướng đi cụ thể cho công ty.

- Chỉ đạo công tác xây dựng và thực hiện triển khai các kế hoạch kinh doanh được Hội đồng quản trị phê duyệt.

- Chịu trách nhiệm chính về lợi nhuận, sự tăng trưởng của công ty. Đảm bảo đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đã được đề ra.

- Đưa ra những ý kiến, đề xuất nhằm góp phần cải thiện hoạt động, tăng trưởng của công ty.

- Xây dựng, phát triển, cũng như đại diện quảng bá hình ảnh, thương hiệu doanh nghiệp.

- Xây dựng và nuôi dưỡng văn hóa của công ty.

- Phê duyệt các vấn đề, chính sách tài chính, theo dõi, kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh mức ngân sách và định mức chi phí. Duyệt thu/chi, chuẩn bị các bản dự toán theo định kỳ.

- Thẩm định, phê duyệt các kế hoạch, dự án đầu tư của công ty.

Vai trò của một CEO

Vai trò của một CEO

- Thay mặt doanh nghiệp đàm phán và ký kết các hợp đồng thương mại.

- Tổ chức, điều hành và kiểm tra, đánh giá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo định kỳ.

- Phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm; phân phối, tiếp thị sản phẩm ra các kênh trên thị trường.

- Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý của doanh nghiệp, vận hành bộ máy nhân sự sao cho hiệu quả; đề ra nhiệm vụ, mục tiêu của từng phòng ban cụ thể. Đánh giá tình hình hoạt động và hiệu quả của các phòng ban.

- Xây dựng các kế hoạch nhân sự, tuyển dụng nhân sự. Phê duyệt quy định, chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm, các quy chế về tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp của công ty. Duyệt kết quả đánh giá nhân viên và xác định các kết quả khen thưởng.

Trên đây là một số các công việc, vai trò chính của một CEO, tuy nhiên trên thực tế, khối lượng công việc mà một CEO phải đảm đương có thể lớn hơn rất nhiều.

Tố chất của các CEO thành công

Một CEO giỏi là người có thể đưa doanh nghiệp phát triển và đủ sức cạnh tranh không chỉ tại thị trường trong nước mà ra cả quốc tế.

Chính vì vậy, ngoài chuyên môn và kinh nghiệm, CEO còn cần phải sở hữu các tố chất, kỹ năng quan trọng sau:

Có tầm nhìn chiến lược

Là người đứng đầu một doanh nghiệp đòi hỏi CEO phải có khả năng nhìn xa trông rộng và có tầm nhìn chiến lược. Hơn nữa, họ còn phải có khả năng nhìn người, dùng người và có thể xây dựng ra những chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Lộ trình thăng tiến để trở thành CEO

Lộ trình thăng tiến để trở thành CEO

Khả năng truyền cảm hứng 

CEO có tài giỏi đến đâu đi nữa cũng cần sự hỗ trợ, giúp sức từ một đội ngũ nhân viên chất lượng. Bởi vậy ngoài trách nhiệm điều hành, quản lý hoạt động doanh nghiệp, CEO còn phải biết cách giữ chân nhân tài, truyền cảm hứng và tạo động lực cho đội ngũ nhân viên.

Một CEO giỏi truyền cảm hứng sẽ khiến nhân viên làm việc hiệu quả hơn, tạo sự gắn kết mối quan hệ giữa nhà quản lý với nhân viên cũng như là giữa đội ngũ nhân viên với nhau.

Có nền tảng quản trị 

Quản trị là nền móng cơ bản mà nhà quản lý điều hành nào cũng phải có. CEO cần được đào tạo bài bản các kiến thức về quản trị. Không ngừng tự nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật và học hỏi các kiến thức mới. Điều này đảm bảo CEO luôn theo kịp xu hướng quản trị mới nhất, từ đó điều hành công ty hiệu quả.

Am hiểu thị trường, sản phẩm công ty kinh doanh 

CEO cần am hiểu rõ văn hoá, nhu cầu, thị hiếu và xu hướng phát triển thị trường tại địa phương mà doanh nghiệp đang hoạt động. Đồng thời họ cần có khả năng xác định đúng phương hướng phát triển, kế hoạch và phương án hoạt động phù hợp với văn hoá, thị hiếu tại địa phương đó.

Chúng ta cần nhiều tố chất quan trọng để có thể trở thành một CEO

Chúng ta cần nhiều tố chất quan trọng để có thể trở thành một CEO

Làm việc nhóm

Một CEO thông minh, luôn cần các thành viên trong C-suits và đội ngũ của mình cùng đóng góp ý kiến nhằm xây dựng các chiến lược đột phá và thực thi thành công nhất.

Kỹ năng làm việc nhóm bao gồm như việc chủ động lắng nghe, đặt ra những câu hỏi phù hợp và yêu cầu sự phản hồi, đồng thời giao việc hiệu quả cho các đồng nghiệp và nhân viên.

Nguyên tắc sống đúng đắn

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nguyên tắc sống đúng đắn là điều mà các CEO cần có. Bên cạnh những công việc trên giấy tờ, các CEO đều phải xây dựng mối quan hệ với các cổ đông, nhà đầu tư, nhân viên và công chúng. Có nguyên tắc sống đúng đắn không chỉ là việc thể hiện bản thân là người tốt, mà CEO còn phải thể hiện năng lực giải quyết các vấn đề bằng sự thấu hiểu và lòng trắc ẩn. 

Hy vọng bài viết trên của maynenkhi-kobelco.vn có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trả lời cho câu hỏi CEO là gì, từ đó có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về nghề CEO.


Tin tức liên quan

Sản phẩm đã xem

Sản phẩm được mua nhiều nhất